Truy thu thuế GTGT hàng tồn kho như thế nào?

28/09/2023
Truy thu thuế GTGT hàng tồn kho như thế nào?
689
Views

Thuế GTGT là một loại thuế quen thuộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Truy thu thuế GTGT hàng tồn kho là quá trình kiểm tra và thu hồi số tiền thuế gia trị gia tăng (GTGT) chưa nộp đối với hàng hóa đã được mua hoặc sản xuất, nhưng chưa được bán và tiêu thụ trong kỳ kế toán. Vậy truy thu thuế GTGT hàng tồn kho như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;
  • Nghị định 15/2022/NĐ-CP;
  • Thông tư 219/2013/TT-BTC;
  • Thông tư 119/2014/TT-BTC;
  • Thông tư 193/2015/TT-BTC.

Một số trường hợp không phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT (giá trị gia tăng) là loại thuế áp dụng trên giá trị gia tăng của hàng hóa hoặc dịch vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Được áp dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế GTGT là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Đối với pháp luật Việt Nam, có những đối tượng không phải khai, nộp thuế GTGT.

Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số điểm được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), các trường hợp không phải khai, nộp thuế GTGT gồm:

Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Ví dụ: Doanh nghiệp B nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng từ doanh nghiệp A là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp B lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên.

Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:

  • Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế);
  • Quảng cáo, tiếp thị;
  • Xúc tiến đầu tư và thương mại;
  • Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;
  • Đào tạo;
  • Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 3: Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

Truy thu thuế GTGT hàng tồn kho như thế nào?

Cơ bản, thuế GTGT được tính dựa trên sự khác biệt giữa số tiền thu từ bán hàng và số tiền chi tiêu để mua hàng cần thiết cho việc sản xuất hoặc kinh doanh. Tổng thuế GTGT được tính bằng công thức theo quy định pháp luật về thuế. Tuy nhiên có một số trường hợp công ty kê khai bị chênh lệch, chẳng hạn như đối với trường hợp hàng tồn kho.

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng nêu rõ:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Như vậy, về bản chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu, thuế này được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ và do người tiêu dùng cuối cùng trả khi mua, sử dụng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đó. Đồng nghĩa, doanh nghiệp hay người bán hàng chỉ nộp thuế GTGT thay cho người tiêu dùng.

Khi hàng hoá được mua với thuế VAT đầu vào 10% thì trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT.

Tương tự, khi mặt hàng, dịch vụ được giảm thuế còn 8% thì khi xuất hoá đơn, người phải nộp thuế 8% là người tiêu dùng cuối cùng mà không phải doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có vai trò là người nộp thuế thay cho người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước.

Như vậy, với một số mặt hàng tồn kho, mặc dù thuế VAT đầu vào doanh nghiệp, người bán hàng đã phải mua với hoá đơn GTGT 10% nhưng thuế suất này đã được khấu trừ, hoàn thuế. Do đó, khi đầu ra chỉ xuất hoá đơn VAT 8% thì không ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, người bán hàng đó.

Do đó, nếu mặt hàng, dịch vụ của doanh nghiệp, người bán hàng thuộc diện được giảm trừ thuế VAT xuống còn 8% thì dù hàng tồn kho khi mua đầu vào chịu thuế GTGT 10%, người bán hàng, doanh nghiệp vẫn phải xuất hoá đơn VAT 8% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Truy thu thuế GTGT hàng tồn kho như thế nào?
Truy thu thuế GTGT hàng tồn kho như thế nào?

Được giảm thuế còn 8% nhưng lỡ xuất 10% thì xử lý thế nào?

Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng thường được xác định theo mức phần trăm (%) áp dụng cho giá trị gia tăng của hàng hóa hoặc dịch vụ. Mức thuế giá trị gia tăng thường khác nhau tùy theo loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Vì có quá nhiều chi tiết phải quan tâm khi xuất hóa đơn, do đó thực tế gặp rất nhiều trường hợp sai sót, chẳng hạn như được giảm thuws còn 8% nhưng lỡ xuất 10%. Khi gặp phải trường hợp đó, kế toán công ty nên xử lý theo quy định dưới đây.

Theo đó, khoản 5 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định:

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Theo quy định này, nếu doanh nghiệp, người bán hàng đã lỡ xuất hoá đơn với mức 10% thì có thể thực hiện một trong hai cách sau đây:

  • Lập biên bản ghi rõ sai sót.
  • Có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.

Đồng thời, người bán phải lập hoá đơn điều chỉnh sai sót, giao cho người mua. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán điều chỉnh thuế đầu ra đồng thời người mua điều chỉnh thuế đầu vào.

Như vậy, khi lỡ xuất nhầm hoá đơn, để không bị phạt về hành vi trốn thuế, người bán hàng hoặc các doanh nghiệp cần lập biên bản/thoả thuận ghi rõ sai sót và lập hoá đơn điều chỉnh theo mức thuế suất đúng theo quy định.

Khuyến nghị

Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Truy thu thuế GTGT hàng tồn kho như thế nào? đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, thuế GTGT là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người sử dụng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế GTGT nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng nào nộp thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

Các phương pháp tính thuế GTGT?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc theo phương pháp trực tiếp trên GTGT hoặc phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.