Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không?

22/06/2023
Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không
261
Views

Xin chào luật sư, Bố em hiện làm trưởng thôn tại địa phương. Bình thường trong các công tác đoàn thể bố em đều thực hiện rất tốt, giúp bà con gắn kết và có các hoạt động đưa văn minh lối xóm đi lên. Dù đã làm việc được 5 năm nhưng em thấy bố em vẫn không được đóng bảo hiểm xã hội theo diện bắt buộc dù chức vụ của bố em được gọi là cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Luật sư cho em hỏi theo quy định pháp luật thì trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không? Em xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư 247. Để giải đáp thắc mắc của anh mời anh đón đọc bài viết “Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không?” dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Trưởng thôn là gì?

Trưởng thôn là người đứng đầu một đơn vị cộng đồng dân cư (làng, thôn, xóm, ấp…). Đây là chức vụ được bầu ở các khu vực nông thôn, hoạt động theo cơ chế thôn, làng. Trưởng thôn chính là người đứng đầu của các thôn. Trong một xã có bao nhiêu thôn thì cũng đồng thời có bấy nhiêu trưởng thôn.

Trưởng thôn là người có năng lực, có hiểu biết và nắm rõ địa bàn. Nhờ vậy mà mới tham gia quản lý, đại diện để tiếp nhận, giải quyết công việc liên quan ở thôn mình.

Chức vụ này do người dân trong cộng đồng bầu ra, dựa trên sự tin tưởng, kính trọng. Để người này thay mặt và đại diện cho cộng đồng giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống dân cư.

Quy định về bầu trưởng thôn cũng được pháp luật xây dựng các quy định cụ thể.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng thôn

Trong giai đoạn hiện nay, chắc hẳn trưởng thôn hay tổ trưởng tổ dân phố là những chức danh đã không còn xa lạ trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng quan tâm và hiểu rõ những tiêu chí, tiêu chuẩn để các chủ thể có thể trở thành một trưởng thôn hay có thể trở thành một tổ trưởng tổ dân phố và những chính sách về thù lao, tiền lương mà họ được hưởng cũng như những nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố. Chính vì thế, đôi khi chúng ta chưa thực sự đề cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, đặc biệt là tầm quan trọng của các vị trí nêu trên trong công tác điều tra thống kê.

Nhiệm vụ của trưởng thôn:

Theo quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BNV, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ:

– Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố.

+ Tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định. Người trưởng thôn thực hiện quyền quản lý cũng như lãnh đạo, triển khai phân công công việc thực tế. Dựa trên tinh thần thống nhất chung đưa công việc chung của thôn được thực hiện có hiệu quả.

+ Bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định;

–  Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;

– Lập biên bản các cuộc họp bàn, lấy ý kiến của nhân dân:

+ Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố. Qua đó mang đến kết quả đồng thuận từ phía nhân dân trong các công việc chung.

+ Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã. Là các ý kiến, các đóng góp để xây dựng địa bàn địa phương. Trong đó người dân được bày tỏ ý kiến mang tính xây dựng của mình. Trưởng thôn là người giúp việc cũng như phục vụ nhân dân.

+ Báo cáo kết quả cho chủ tịch UBND cấp xã trong công tác họp bàn, về kết quả biên bản và hướng hoạt động;

– Phối hợp với ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;

– Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.

Định kỳ thực hiện việc nhìn nhận, tổng kết và đánh giá đối với hiệu quả công tác, triển khai hoạt động của địa bàn quản lý. Để qua đó có phương hướng rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong công tác điều hành, quản lý của mình.

Trưởng thôn có quyền hạn:

– Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;

– Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho phó trưởng thôn, phó tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.

Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau. Vậy trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ Khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định:

  1. Bổ sung Điều 14a như sau:

“Điều 14 a. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố

  1. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).
  2. Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố

Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.”

Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố không thuộc trường hợp được nhà nước đóng tiền tham gia BHXH tuy nhiên nếu các cá nhân này muốn tham gia BHXH để có thể nhận lương hưu sau này thì có thể lựa chọn mô hình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để tham gia.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ 247

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm xã hội không?. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ nhanh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Trưởng thôn có được đóng bảo hiểm y tế không?

Theo quy định của Luật BHYT thì tham gia BHYT là bắt buộc, mọi người dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia BHYT.
Đối với các chức danh Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn khi tham gia BHYT sẽ thuộc một trong hai trường hợp:
– Thứ nhất, nếu thuộc nhóm đối tượng “Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật” (Điểm b Khoản 1 Điều 12 Luật BHYT và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ) thì thuộc Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 của Luật BHYT, tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.
– Thứ hai, nếu không thuộc nhóm đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật BHYT thì tham gia BHYT theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ. Mức đóng BHYT của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Chế độ bảo hiểm xã hội cho người hoạt động không chuyên trách quy định như thế nào?

Mặc dù thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên chế độ BHXH cho người hoạt động không chuyên trách lại có phần khác biệt so với các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khác.
Chế độ BHXH người hoạt động không chuyên trách được hưởng:
Cụ thể, Theo Điều 85, Luật Bảo hiểm xã hội người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn hàng tháng hằng tháng chỉ đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. Năm 2021 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, tương đương với mức đóng 119.200 đồng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mặt khác, căn cứ theo Điều 24 và Điều 30, Điều 42, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng được hưởng chế độ BHXH, người hoạt động không chuyên trách tại các xã, phường thị trấn sẽ chỉ được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất không được hưởng chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tai nạn – bệnh nghề nghiệp.

Mức đóng bảo hiểm tự nguyện cho trưởng thôn?

Về mức đóng BHXH tự nguyện: Khoản 2 Điều 87 Luật BHXH 2014 quy định mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do người tham gia tự lựa chọn. Trong đó: Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở.
Khi tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo bằng 30%, cận nghèo là 25%, đối tượng khác là 10% (tính theo mức chuẩn hộ nghèo nông thôn).
Mức đóng thấp nhất:
* Hộ nghèo: 330.000 đồng/tháng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng: 99.000 đồng/tháng; Người tham gia đóng: 231.000 đồng/tháng.
* Hộ cận nghèo: 330.000 đồng/tháng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng: 82.500 đồng/tháng; Người tham gia đóng: 247.500 đồng/tháng.
* Người tham gia không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo: 330.000 đồng/tháng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng: 33.000 đồng/tháng; Người tham gia đóng: 297.000 đồng/tháng; Mức đóng cao nhất: 6.523.000 đồng/tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.