Nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không?

19/06/2023
Nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không?
213
Views

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn hỗ trợ giúp. Cụ thể là theo như tôi được biết khi người lao động nữ mang thai sẽ được nhận chế độ nghỉ khám thai sản, tôi thắc mắc rằng khi nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không? Hay khi nghỉ khám thai sản có bị trừ phép năm không? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung sau, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Mỗi tháng được nghỉ khám thai mấy lần?

Khám thai định kỳ là việc làm cần thiết trong suốt quá trình mang thai nhằm phát hiện kịp thời các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ. Vậy khi mang thai, mỗi tháng người lao động sẽ được nghỉ mấy lần?

Hiện nay pháp luật không giới hạn cụ thể số ngày lao động nữ được nghỉ khám thai trong một tháng.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, trong suốt quá trình thai kỳ, lao động nữ chỉ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 05 lần.

Tương ứng với mỗi lần đi khám thai, lao động nữ sẽ được 01 ngày/lần hoặc 02 ngày/lần (nếu ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường).

Người lao động có thể tự phân bố thời gian nghỉ khám thai theo khuyến nghị của bác sĩ để tận dụng tối đa quyền lợi mà vẫn có thể nắm được tình hình của thai nhi trong các giai đoạn phát triển quan trọng.

Nếu cần thiết, lao động nữ hoàn toàn có thể nghỉ làm đi khám thai nhiều cần trong tháng. Nhưng, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết quyền lợi cho tối đa 05 giấy nghỉ khám thai, những lần khám thai sau đó sẽ không được tính hưởng chế độ thai sản nữa.

Nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không?

Chế độ khám thai là một trong những quyền lợi về bảo hiểm mà bất kì lao động nữ nào mang thai cũng được hưởng.

Trong khi đó, tiền chuyên cần là một khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc của người lao động. Khoản tiền này được thanh toán bởi người sử dụng lao động nhưng đây không phải là khoản bắt buộc chi trả.

Mức phụ cấp lương, cụ thể là phụ cấp chuyên cần sẽ do người sử dụng lao động tự quy định về điều kiện hưởng và mức hưởng cụ thể khi người lao động đáp ứng được điều kiện mà doanh nghiệp đặt ra.

Do đó, để biết chính xác nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không cần xem kỹ quy chế, nội quy doanh nghiệp:

Nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không?

Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp yêu cầu phải làm đủ số ngày công trong tháng mới được nhận tiền chuyên cần thì người nghỉ khám thai sẽ bị trừ tiền chuyên cần trong tháng.

Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp cho phép tính đủ chuyên cần với trường hợp nghỉ chế độ bảo hiểm thì người nghỉ khám thai sẽ không bị trừ tiền chuyên cần của tháng đó.

Thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều đang áp dụng theo trường hợp 1, chỉ có một số nơi thực hiện theo trường hợp 2. Bởi tâm lý chung của người sử dụng lao động thường muốn cắt giảm chi phí cho phần nhân sự để tập trung cho các mục tiêu kinh doanh khác.

Mặc dù phụ cấp chuyên cần không quá lớn nhưng cũng góp phần tăng thêm một phần thu nhập cho người lao động. Do đó, để không bị thiệt thòi về quyền lợi, người lao động nên tìm hiểu kỹ nội quy, quy chế của công ty nơi mình đang làm việc.

Nghỉ khám thai có bị trừ phép năm không?

Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).

Như vậy, lao động nữ được nghỉ khám thai 05 lần trong thời gian mang thai, tối đa 10 ngày.

Những ngày này, công ty sẽ không trả lương mà lao động nữ nghỉ khám thai được quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả.Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng đi khám thai quy định như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

Như vậy, mức hưởng một ngày nghỉ đi khám thai của lao động nữ được xác định như sau:

Mức hưởng = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản/24 ngày)

Để được chi trả, người lao động cần cung cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp.Do bạn không nói rõ bạn có xin được giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hay không nên chúng tôi chia thành 02 trường hợp sau:

– Bạn xin được giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: Những ngày khám thai bạn nghỉ khám thai, công ty không được trừ vào phép năm.

– Bạn không xin được giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: Công ty không xác nhận được bạn có nghỉ khám thai hay không nên trừ vào phép năm (nếu còn phép vẫn được nghỉ và nhận lương do công ty chi trả), thậm chí nếu hết phép có thể yêu cầu nghỉ không lương.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghỉ khám thai có bị trừ chuyên cần không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về phí chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Bảo hiểm xã hội có những chế độ nào?

Căn cứ pháp lý tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chế độ bảo hiểm gồm:
– BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
– Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
– BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

Để nhờ mang thai hộ cần đáp ứng điều kiện gì?

Điều kiện của người nhờ mang thai hộ
– Vợ chồng đang không có con chung;
– Có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Nghỉ khám thai ai trả lương cho người lao động?

Căn cứ Điều 31 và Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nghỉ việc để đi khám thai và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm thai sản trong thời gian nghỉ để khám thai.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nêu rõ, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Do đó, khi người lao động nghỉ làm hưởng chế độ khám thai, công ty sẽ không phải trả lương. Thay vào đó, người này sẽ nhận được tiền trợ cấp thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.