Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỷ luật theo quy định mới nhất?

10/03/2022
Xóa kỷ luật là gì? Quy định của pháp luật về xóa kỷ luật?
1013
Views

Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỷ luật theo quy định mới nhất hiện nay? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỷ luật?

Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?

Theo Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, các hành vi bị xử lý kỷ luật là: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

  • Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo hình thức nào?

Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỷ luật theo quy định mới nhất?
Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỷ luật theo quy định mới nhất?

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức:

Áp dụng đối với cán bộ

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Cách chức.
  • Bãi nhiệm.

Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Hạ bậc lương.
  • Buộc thôi việc.

Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Giáng chức.
  • Cách chức.
  • Buộc thôi việc.

– Xử lý kỷ luật đối với viên chức

Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Buộc thôi việc.

Áp dụng đối với viên chức quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Cách chức.
  • Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỷ luật theo quy định mới nhất?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, hợp thức hóa lãnh sự …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ 3 là gì?

Hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ 3:
-Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
-Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
-Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
-Trường hợp gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con thứ 3, 4, 5 trở lên thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Các bước xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm sinh con thứ 3

Bước 1: Đảng viên vi phạm thực hiện kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật
Bước 2: Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.
Bước 3: Báo cáo Quyết định kỷ luật lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.
Bước 4: Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.