Hiện nay có nhiều văn bản pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến việc thi hành án. Mỗi lĩnh vực thi hành án sẽ có văn bản pháp luật quy định riêng, chẳng hạn như hiện nay có thi hành án trong dân sự, thi hành án trong hình sự, thi hành án trong hành chính,… Trong các văn bản này sẽ quy định cụ thể về những trường hợp nào phải chịu phí, miễn, giảm phí thi hành án,… Vậy trường hợp nào không phải nộp phí thi hành án dân sự? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm các quy định pháp luật về trường hợp không phải nộp phí thi hành án dân sự nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 216/2016/TT-BTC;
- Luật thi hành án dân sự 2008.
Ai phải nộp phí thi hành án dân sự?
Không phải trường hợp nào cũng phải nộp phí thi hành án dân sự. Hiện nay, Luật thi hành án dân sự cũng như các văn bản hướng dẫn khác có quy định cụ thể ai phải nộp phí thi hành án dân sự. Dưới đây là quy định pháp luật về đối tượng phải nộp phí thi hành án dân sự hiện nay.
Căn cứ quy định tại Luật thi hành án dân sự 2008 và các quy định hướng dẫn liên quan thì phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định.
Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định.
Quy định mức thu phí thi hành án dân sự mới nhất
Mức thu phí thi hành án dân sự của vụ sẽ khác tùy thuộc vào giá trị tài sản, số tiền thực nhận khi thi hành án xong. Do đó, người nộp phí phải xem xét giá trị thực tài sản cũng như số tiền mình sẽ được nhận để nộp phí thi hành dân sự sao cho đúng. Dưới đây là quy định về mức thu phí thi hành án dân sự mới nhất mà bạn nên biết.
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC thì người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5 tỷ đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150 triệu đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5 tỷ đồng;
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190 triệu đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7 tỷ đồng;
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220 triệu đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10 tỷ đồng;
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15 tỷ đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245 triệu đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15 tỷ đồng.
Lưu ý:
- Đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.
- Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định nêu trên.
- Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định nêu trên tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC.
Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định nêu trên tính trên số tiền, tài sản thực nhận.
Trường hợp nào không phải nộp phí thi hành án dân sự?
Hiện nay, có nhiều trường hợp không phải nộp phí thi hành án dân sự. Hầu hết những trường hợp không phải nộp phí thi hành án dân sự đều liên quan đến tiền cấp dưỡng, kinh phí thực hiện chính sách xã hội,… Dưới đây là quy định về những tài sản, số tiền nhận được sau khi thi hành án dân sự mà không phải chịu phí thi hành án.
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC thì người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:
(1) Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
(2) Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.
(3) Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.
(4) Tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.
(5) Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
(6) Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.
(7) Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án theo quy định.
(8) Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định.
Khuyến nghị
Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Trường hợp nào không phải nộp phí thi hành án dân sự chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Trường hợp nào không phải nộp phí thi hành án dân sự? hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giá chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Tuy thuộc trường hợp được miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự nhưng không nghiễm nhiên được miễn, giảm mà phải chuẩn bị giấy tờ và nộp cho cơ quan thu phí, cụ thể:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC, để được miễn, giảm phí thi hành án dân sự, đương sự phải làm đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự, kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh điều kiện miễn, giảm.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan thi hành án dân sự (cơ quan thu phí)
Bước 3: Giải quyết
– Trường hợp đơn, tài liệu chưa đầy đủ thì cơ quan thi hành án hướng dẫn người yêu cầu bổ sung theo quy định.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ trưởng tổ chức thu phí có trách nhiệm xem xét, ra quyết định miễn hoặc giảm phí thi hành hoặc thông báo bằng văn bản cho người phải nộp phí biết về việc họ không được miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự và nêu rõ lý do.
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC, người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau:
– Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
– Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
– Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.
Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC trong các trường hợp sau:
– Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận.
– Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Người được thi hành án xác minh chính xác tài sản để thi hành án khi yêu cầu thi hành án;
+ Cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.
– Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp (2) nêu trên nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.