Trộm cắp tài sản bị xử phạt như thế nào?

30/01/2022
Trộm cắp bị xử phạt như thế nào?
525
Views

Ăn trộm (ăn cắp) đã xảy ra từ rất lâu nay; đó là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này không những làm tổn hại đến tài sản của người bị trộm mà còn thể hiện hành vi thiếu đạo đức; làm mất văn hóa xã hội. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu hành vi Trộm cắp bị xử phạt như thế nào nhé?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nội dung tư vấn

Trộm cắp bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Đối với hành vi trộm cắp tài sản lần đầu, không gây hậu quả nghiêm trọng về giá trị tài sản thiệt hại (dưới 02 triệu), chưa bị kết án về 01 trong các tội về chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính.

Điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản”

Như vậy, mức phạt hành chính với hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật là từ 01 đến 02 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Khung 1

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168; 169; 170; 171; 172; 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Khung 2

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt; nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a; b; c và d khoản 1 Điều này;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a; b; c và d khoản 1 Điều này;
  • Lợi dụng thiên tai; dịch bệnh.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a; b; c và d khoản 1 Điều này;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh; tình trạng khẩn cấp.

Cấu thành tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trộm cắp bị xử phạt như thế nào?
Hình ảnh minh họa.

Khách thể của tội phạm

Cũng giống như những tội xâm phạm sở hữu khác, khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu. Tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà không xâm phạm đến quan hệ nhân thân, đây là điểm khác so với tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ở đây A và B đến cơ quan nhà nước buổi tối lấy trộm tài sản và lấy trộm xích lô của của anh N bằng mục đích lén lút, …Do đó, mục đích ban đầu của người phạm tội chỉ là trộm cắp (xâm phạm quan hệ sở hữu) nhưng trong khi thực hiện hành vi trộm cắp.

Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan: Lén lút để chiếm đoạt tài sản (che giấu hành vi của mình với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản).

– Hậu quả: Phải chiếm đoạt được tài sản và giá trị của tài sản chiếm đoạt phải từ 2 triệu trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải đáp ứng được điều kiện: gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích. Ở đây, do bạn không cung cấp rõ tài sản bị trộm và tuổi của A và B nên chúng tôi không thể trả lời cho bạn rõ ràng được.

Được coi là đã chiếm đoạt được tài sản khi có sự dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi trong tội trộm cắp tài sản là lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. nhìn chung việc A và B đã có sẵn ké hoạch đến cơ quan trộm cắp tài sản nên ở đay A và B là cố ý trộm cắp tài sản.

Như vậy; chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về hình thức xử phạt khi phạm tội trộm cắp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Trộm cắp bị xử phạt như thế nào? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nhân viên trộm cắp tài sản có bị đuổi việc không?

Căn cứ Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc. Như vậy nhân viên trộm cắp tài sản chỉ bị đuổi việc khi trộm cắp tại nơi làm việc.

Sau khi bắt được tên trộm, người mất tài sản có được trả lại tài sản đã mất không?

Có bạn nhé! Tên trộm có trách nhiệm hoàn trả hiện vật hoặc số tiền tương đương giá trị đã bị mất cắp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.