Trình tự, thủ tục xin cấp trích lục bản đồ địa chính hiện nay

18/10/2021
Trình tự, thủ tục xin cấp trích lúc bản đồ địa chính hiện nay
1374
Views

Để có thể nằm được các thông tin liên quan đến đất đai, thứ quan trọng nhất là bản đồ địa chính. Bởi bản đồ địa chính là cơ sở chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về thửa đất và các thông tin liên quan đến đất đai. Vậy dữ liệu đất đai là gì? Trích lục bản đồ đại chính được hiểu như thế nào? Trình tự, thủ tục xin cấp trích lục bản đồ địa chính hiện nay là gì?

Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247. Ngoài ra, bạn có thể tra cứu các thông tin như “Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?” hoặc Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân tại trang chủ của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai

Luật đất đai năm 2013

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Về đất đai

Quan điểm luật học: Đất đai là một khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất tới vô cực trên trời và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện được với đất.

Quan điểm kinh tế học: Đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản suất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân.

Về dữ liệu đất đai

Căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT quy định, thì:

“Dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.”

Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước, gồm các thành phần:

– Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;

– Cơ sở dữ liệu địa chính;

– Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai;

– Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

– Cơ sở dữ liệu giá đất;

– Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;

– Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;

– Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.

Về trích lục bản đồ địa chính

Bản đồ đại chính chưa các thông tin liên quan đến thửa đất như sau:

– Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh);

– Diện tích thửa đất;

– Mục đích sử dụng đất;

– Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;

– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;

– Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

Như vậy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất.

Các trường hợp cần trích lục bản đồ đo địa chính

  • Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận
  • Cấp lại giấy chứng nhận
  • Khi cần căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
  • Khi người xin giao đất, xin thuê đất có yêu cầu cấp
  • Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
  • Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất

Thủ tục xin cấp trích lục bản đồ địa chính

Theo đó, khi người dân có đủ điều kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền sẽ được cung cấp thông tin đất đai nói chung và trích lục bản đồ địa chính nói riêng.

Người dân có yêu cầu cấp cần điền thông tin dữ liệu đất đai theo mẫu số 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người dân nộp phiếu yêu cầu tại Văn phòng hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

– Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu.

– Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có).

– Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:

– Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.

– Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân.

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.

– Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp).

Bước 3: Nhận kết quả

– Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Trình tự, thủ tục xin cấp trích lục bản đồ địa chính hiện nay“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay

Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Câu hỏi liên quan

Bản đồ địa chính được thể hiện như thế nào?

ản đồ địa chính được sử dụng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và được thể hiện qua một số nội dung như sau:
– Thống kê, kiểm kê đất đai theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
– Xác lập, ghi nhận thông tin quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất.
– Là căn cứ giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi các nội dung quản lý đất đai hoặc nội dung có liên quan như: Xác định nghĩa vụ tài chính, tranh chấp đất đai,…
– Cung cấp thông tin và là cơ sở pháp lý cho các hoạt động có liên quan đến đất đai như: Thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, hoạt động kinh doanh bất động sản,…

Thủ tục xin cấp trích lục bản đồ địa chính điền vào đâu như thế nào?

Tại Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo mẫu số 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT có nội dung dữ liệu mà người dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp đó là trích lục bản đồ.

Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất mà trích lục và trích đo địa chính phục vụ yêu cầu quản lý đất đai như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai.

Hệ thống thông tin đất đai là gì?

Đó là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận