Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

05/10/2021
Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài
413
Views

Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở; thì được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật nhà ở năm 2014
  • Nghị định 148/2020 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

Nội dung tư vấn

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; hay còn gọi là giấy hồng hay sổ hồng là một loại giấy tờ do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ sở hữu xem như là chứng cứ hợp pháp; và duy nhất xác định chủ quyền của một cá nhân, tổ chức đối với bất động sản của mình.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhà thực hiện các quyền; và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu nhà ở là gì?

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định riêng về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân; và tổ chức nước ngoài.

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 148/2020 quy định:

Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”

– Trường hợp đối tượng xây dựng nhà ở để kinh doanh; thì phải có một trong những giấy tờ về dự án phát triển nhà ở để kinh doanh (quyết định phê duyệt dự án; hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);

– Trường hợp mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở; hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định;

– Trường hợp nhà ở đã xây dựng không phù hợp với giấy tờ quy định nêu trên; phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình; và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

Trình tự, thủ tục thực hiện gia hạn

Khi hết thời hạn; và có nhu cầu gia hạn thì được xem xét gia hạn theo quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ sở hữ nộp hồ sơ gia hạn

– Thời hạn thực hiện: Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng (xem trên Giấy chứng nhận); nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn phải làm hồ sơ đề nghị.

– Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị gia hạn, trong đó ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm; và cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở.

+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở (Sổ hồng), Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động hoặc lựa chọn nộp bản sao và xuất trình bản gốc để đối chiếu.

– Nơi nộp: Bộ phận một cửa hoặc trung tâm hành chính công tỉnh, thành nơi có nhà ở.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu; UBND cấp tỉnh xem xét; và có văn bản đồng ý gia hạn 01 lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu; nhưng tối đa không quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động.

Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của UBND cấp tỉnh; cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trong Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao 01 bản Giấy chứng nhận; và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Câu hỏi liên quan

Những loại giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở?

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước từ trước ngày 05/7/1994;
– Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
– Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…

Hình thức sở hữu nhà ở hợp pháp của cá nhân, tổ chức nước ngoài?

+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp không cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư?

Trong trường hợp nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án với mục đích để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời