Trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty năm 2021

19/05/2021
668
Views

Do ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid – 19; dẫn đến kinh doanh không thuận lợi; gặp nhiều khó khăn và bế tắc khiến các công ty, doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động phải tạm ngừng kinh doanh là một con đường đáng xem xét nếu công ty không muốn giải thể doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh không khó nhưng nếu các công ty không nắm rõ các thủ tục và hồ sơ thì sẽ rất khó khăn; làm chậm thời gian muốn tạm ngưng kinh doanh của công ty.

Vậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty nhé!

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty là gì?

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh là cách để doanh nghiệp có thời gian cải tiến, thay đổi, hoàn thiện bộ máy để kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.

Phần lớn chủ doanh nghiệp đều không biết rằng khi công ty tạm ngừng kinh doanh trên thực tế thì phải có nghĩa vụ thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Việc thông báo này là nghĩa vụ bắt buộc và nếu không thực hiện thì sẽ đối mặt với rủi ro về xử phạt hành chính đến 2 triệu đồng (Theo Điều 32 nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Ngoài ra, khi công ty đã thực sự tạm dừng mà không thông báo tạm dừng kinh doanh thì vẫn tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ pháp lý về:

Kê khai và báo cáo thuế hàng quý, hàng năm cho công ty đang tạm ngừng kinh doanh;
Cơ quan thuế sẽ vẫn tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh định kỳ;
Nghĩa vụ về kê khai và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động mặc dù công ty đã dừng hoạt động trên thực tế;
Nghĩa vụ đóng thuế môn bài hàng năm mặc dù không còn kinh doanh.
Như vậy, mặc dù hoạt động kinh doanh đã chấm dứt trên thực tế nhưng doanh nghiệp vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ nói trên và nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính với mức rất cao.

Trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty

Hồ sơ pháp lý

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh mới nhất (TNKD) được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản kèm theo, gồm có:

Đối với hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty TNHH gồm:

Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên);
Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện);
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).


Đối với hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty cổ phần gồm:

Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị;
Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện);
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).

Xem thêm: Người làm công chức nhà nước và là Đảng viên có được kinh doanh?

Đối với hộ kinh doanh cá thể

Thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

Quyết định tạm ngừng kinh doanh (Biên bản họp) của chủ sở hữu Công ty dự định tạm dừng:

Quyết định TNKD do chủ hộ kinh doanh ký xác nhận;

Đối với công ty hợp danh: Quyết định TNKD có xác nhận của thành viên hợp danh là chủ sở hữu công ty.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Soạn thảo bộ hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh; nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày TNKD.

Bước 3: Trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp; sau khi đã tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh.

Hồ sơ hợp lệ: Nhận được giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh.
Hồ sơ không hợp lệ: Yêu cầu sửa đổi và bổ sung (quay lại bước 2).
Một số kết quả tạm ngừng kinh doanh do chúng tôi thực hiện:

Các gói ký đăng tạm ngừng kinh doanh công ty tiện tích

Chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký tạm ngừng, tư vấn tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho công ty với những tiện ích kèm theo như sau để Quý khách hàng thuận tiện lựa chọn gói dịch vụ phù hợp:

Như vậy, chỉ bỏ ra số tiền là 890.000đ thì quý khách đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng và lại được đơn vi pháp lý chuyên nghiệp tạm ngừng kinh doanh hỗ trợ. Hãy thông thái ngay cả khi tạm ngừng kinh doanh!!

Xem thêm: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty?

Hy vọng bài viết “Trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty năm 2021” có ích cho độc giả!

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời gian tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Thời hạn để doanh nghiệp được tạm ngừng hoạt động kinh doanh chỉ là 1 năm; và phải thông báo tiếp nếu như muốn tiếp tục tạm ngừng; thời hạn để tiếp tục tạm ngừng là 1 năm. Như vậy, tổng thời gian tối đa mà một doanh nghiệp có thể được tạm ngừng hoạt động là 2 năm.

Có bị xử phạt khi doanh nghiệp vi phạm thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh?

Trong trường hợp mà doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm; mà không thông báo đến cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; thông báo đến cho cơ quan thuế về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thì doanh nghiệp ấy có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Doanh nghiệp có thể xin hoạt động trở lại khi đang tạm ngưng không?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020; doanh nghiệp đang trong thời gian đăng ký tạm ngừng hoạt động; có thể đăng ký tiếp tục hoạt động trở lại trước thời hạn; nhưng phải thực hiện nghĩa vụ thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động trở lại.

Khi nào thông báo tạm ngừng kinh doanh?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020; doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận