Trình báo công an lừa đảo qua mạng như thế nào?

05/05/2022
Thủ tục trình báo công an lừa đảo
1291
Views

Internet xuất hiện và phát triển mạnh mẽ cũng kéo theo sự xuất hiện của các hình thức phạm tội mới, trong đó có lừa đảo qua mạng. Trình báo công an khi bị lừa đảo online qua mạng như thế nào để được giải quyết triệt để? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đơn trình báo tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng ở đâu để được tiếp nhận và thụ lý điều tra vụ án? Hãy cũng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Trình báo công an lừa đảo qua mạng” qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật hình sự 2015

Trình báo công an lừa đảo qua mạng như thế nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì được coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản đồng hoặc dưới 2 triệu đồng thì phải thuộc một trong các trường tại khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự 2015 thì mới được gọi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000; hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các điểm tại khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được thực hiện giao dịch trên Internet, mạng xã hội.

Ví dụ: Đối tượng dùng thủ đoạn gian dối (quảng cáo bán hàng trên mạng nhưng nhận tiền mà không chuyển hàng, hoặc chuyển sai chất lượng, số lượng, sai mẫu…) để bán hàng cho người khác và thu lợi bất chính trên 2 triệu đồng.

Dấu hiệu để xác định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Dấu hiệu 1: Dùng thủ đoạn gian dối. Trong trường hợp này là đối tượng bán hàng trên mạng đã chuẩn bị một kế hoạch quảng cáo sản phẩm ( Những cam kết, tính năng, chất lượng, giá cả… tốt nhất ) nhằm lôi kéo người khác mua hàng.
  • Dấu hiệu 2: Đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này đối tượng yêu cầu người mua chuyển tiền, sau khi nhận tiền thì không giao hàng, hoặc chặn số của người mua, hoặc người mua gọi điện mà không nghe máy, hoặc đối tượng tắt máy điện thoại.

Sau khi xác định được trường hợp của bạn có phải là bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng hay không thì lúc đó bạn mới có quyền định trình báo hay không trình bao đến cơ quan chức năng để tố giác tội phạm.

Trình báo công an lừa đảo qua mạng như thế nào?
Thủ tục trình báo công an lừa đảo

Trình tự thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo qua mạng

Bước 1: Thu thập thông tin, bằng chứng bị lừa đảo qua mạng

Bước này là vô cùng quan trọng, nếu như các bạn không có thông tin về đối tượng lừa đảo qua mạng mà cứ trình báo thì sẽ không được hỗ trợ, do vậy trước khi trinh báo công an khi bị lừa đảo, các bạn cần phải thu thập các thông tin chứng cứ bị lừa đảo thì mới được giải quyết.

Trên thực tế, nhiều người vừa mới bị lừa đảo qua mạng là ngay lập tức gọi cho công an, rồi kể lể sự việc của mình… Nhưng khi được hỏi bằng chứng lừa đảo đâu? Đối tượng lừa đảo tên gì, ở đâu? thì nói em không biết… Thế thì công an sẽ không thể có căn cứ nào để nhận tin tố giác tội phạm để lên chuyên án điều tra được.

Các bạn có thể thu thập thông tin bằng chứng lừa đảo qua các hình thức sau:

+ Thu thập thông tin bằng chứng lừa đảo: Chụp màn hình đoạn chat khi giao dịch, quay video clip quá trình giao dịch, ghi âm cuộc hội thoại khi giao dịch, kèm theo các vật chứng như hàng kém chất lượng, hàng không đúng chủng loại…. Hoặc nếu có người khác cũng bị lừa đảo, các bạn có thể liên hệ với những người bị hại đó để thu thập thêm chứng cứ.

+ Thu thập thông tin đối tượng lừa đảo: Các bạn thu thập các thông tin như họ tên, số điện thoại, email ( nếu có ), địa chỉ thường trú / hoặc tạm trú, nơi làm việc, trụ sở doanh nghiệp lừa đảo…

Các bạn lưu ý, theo nguyên tắc thì khi công an nhận được tin tố giác tội phạm thì phải xác minh, tuy nhiên nếu như trường hợp bị lừa đảo qua mạng thì rất khó để điều tra xác minh, do vậy các bạn cần phải cung cấp thông tin, chứng cứ đầy đủ

Bước 2: Trình báo đến công an theo đúng thẩm quyền

Bước này cũng rất quan trọng, nếu như các bạn trinh báo công an mà không đúng thẩm quyền thì sẽ không được giải quyết, hoặc sẽ bị trả hồ sơ tố giác, do vậy các bạn cần phải trình báo đúng thẩm quyền của công an. Dưới đây là cách xác định thẩm quyền trình báo lừa đảo.

Căn cứ pháp lý để xác định được thẩm quyền của công an tiếp nhận tin tố giác tội phạm tại khoản 2 điều 145 bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Hướng dẫn trình tự thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo sao cho đúng thẩm quyền:

+ Thứ nhất, thẩm quyền theo lãnh thổ: Nghĩa là, đối tượng lừa đảo đang sinh sống ở đâu, hoặc trụ sở của công ty lừa đảo đang ở đâu thì tố giác đến cơ quan công an điều tra, hoặc viện kiểm sát ở khu vực đó để được tiếp nhận và kiến nghị khởi tố hình sự đối tượng lừa đảo. ( Ưu tiên số 1 hình thức này )

Ví dụ: Đối tượng lừa đảo đang sinh sống, trụ sở của công ty lừa đảo ở Quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh thì các bạn phải trình báo đến cơ quan điều tra, hoặc viện kiểm sát ở Quận 5 TPHCM để được tiếp nhận và giải quyết.

+ Thứ 2, trường hợp không biết đối tượng lừa đảo đang ở đâu thì trình báo vụ việc lừa đảo đến công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an ở khu vực bạn đang sinh sống và làm việc.

Trường hợp trình báo lừa đảo đến công an xã, phường, thị trấn thì các bạn chỉ được tiếp nhận, lập biên bản, kiểm tra, xác minh sơ bộ sự việc của bạn, sau đó mới được chuyển hồ sơ của bạn đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Các bạn có thể thực hiện thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo qua mạng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Nộp đơn trình báo trực tiếp tại trụ sở cơ quan điều tra, viện kiểm sát, hoặc gửi qua đường bưu điện, hoặc gửi qua hòm thư điện tử ( nếu có )

Bước 3: Công an xác minh thông tin, chứng cứ vụ việc

Khi các bạn trình báo công an khi bị lừa đảo thì phải cung cấp các bằng chứng, cũng như thông tin của đối tượng lừa đảo để cơ quan chức năng có căn cứ tiếp nhận, xác minh vụ việc.

– Đối với trường hợp bạn trình báo lừa đảo đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì họ sẽ tiến hành những công việc sau:

Đầu tiên, họ sẽ lập biên bản tiếp nhận sự việc trình báo của bạn và ghi vào sổ tiếp nhận tố giác tội phạm (Trong quá trình này, họ có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận hồ sơ trình báo của bạn).

Tiếp theo, nếu như đơn trình báo của bạn có căn cứ, dấu hiệu của tội lừa đảo thì cơ quan điều tra họ sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự với tội danh lừa đảo.

– Trường hợp bạn trình báo lừa đảo đến công an xã, phường, thị trấn, đồn công an thì họ sẽ thực hiện như sau:

Đầu tiên là họ sẽ tiếp nhận đơn tố giá tội phạm của bạn –> Sau đó họ sẽ lập biên bản tiếp nhận đơn trình báo của bạn –> Tiếp theo là họ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ sự việc mà bạn trình báo –> Sau đó, họ sẽ chuyển ngay đơn trình báo tố giác phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trình tự thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo qua mạng

Bước 4: Kiến nghị khởi tố vụ án hình sự với tội lừa đảo

Kiến nghị khởi tố vụ án hình sự đối tượng lừa đảo qua mạng chỉ do cơ quan điều tra, viện kiểm sát thực hiện, do vậy nếu các bạn thực sự muốn làm mạnh tay, làm cho “ra ngô ra khoai” thì tốt nhất là các bạn nên nộp đơn trình báo trực tiếp đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát để làm triệt để vấn đề.

Sau khi tiếp nhận thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo qua mạng bao gồm hồ sơ, đơn trình báo của bạn, họ sẽ kiểm tra và xác minh vụ việc, nếu có dấu hiệu của lừa đảo thì họ sẽ kiến nghị khởi tố vụ án hình sự với tội danh lừa đảo.

Lưu ý rằng, khởi tố chưa phải là bắt đầu ngay vào điều tra, nó chỉ là một giai đoạn mà cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm của tin báo đó, từ đó có căn cứ để để ra quyết định: Khởi tố, hoặc không khởi tố, hoặc tạm định chỉ việc tố giác tội phạm.

Nếu như kiến nghị khởi tố được thông qua thì sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự, họ sẽ bắt đầu xem xét hồ sơ, chứng cứ mà bạn cung cấp một cách kỹ càng, từ đó ra quyết định khởi tố, sau đó mới tiến sang giai đoạn điều tra cụ thể.

Bước 5: Công an tiến hành điều tra đối tượng lừa đảo

Ở bước này công việc chủ yếu là do cơ quan chức năng thực hiện là nhiều, đôi khi họ có thể liên hệ với bạn để hỏi, hoặc thu thập thêm một số thông tin chứng cứ liên quan khác…

Chủ yếu là cơ quan chức năng sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, trong một số trường hợp họ có thể thực hiện lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của đối tượng lừa đảo, hoặc kiểm tra trụ sở của công ty có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp cần thiết và thuộc quyền hạn của mình, điều tra viên có thể thực hiện bắt giữ đối tượng, hoặc có thể thực hiện lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của đôi tượng lừa đảo, tạm giam đối tượng lừa đảo, và các biện pháp khác theo quy định tại điều 37 bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Bước 6: Tiến hành thủ tục truy tố vụ án hình sự

Truy tố vụ án hình sự với đối tượng lừa đảo do viện kiểm sát thực hiện, ở giai đoạn này họ sẽ tiến hành nghiên cứu lại hồ sơ của vụ án, đồng thời kiểm tra lại toàn bộ các bằng chứng đã thu thập được trong quá trinh điều tra, từ đó xem xét có đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử hay không.

+ Trong trường hợp đã đủ điều kiện để xét xử tội lừa đảo thì viện kiểm sát sẽ ra quyết định truy tố bị can, đồng thời chuyển hồ sơ vụ án này đến Tòa án.

+ Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xét xử ( còn thiếu chứng cứ, sự việc chưa rõ ràng ) thì viện kiểm sát có thể trả hồ sơ và yêu cầu điều tra thêm, hoặc có thể đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.

Bước 7: Xét xử đối tượng lừa đảo qua mạng

Sau khi viện kiểm sát chuyển hồ sơ cho Tòa án đúng thẩm quyền, hồ sơ đã đầy đủ chứng cứ, vật chứng… Thì Tòa án sẽ nhận hồ sơ, xét xét và đưa vụ án ra xét xử.

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau: Chuẩn bị xét xử –> Khai mạc phiên tòa sơ thẩm –> Tiến hành xét hỏi –> Tranh luận trước tòa –> Nghị án và tuyên án.

Xuyên suốt quá trình xét xử sẽ được thực hiện theo một quy trình thủ tục nhất định, việc tuyên án sẽ do chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án, tuy nhiên bản án này vẫn chưa có hiệu lực pháp luật, bởi vì sẽ còn thời gian để kháng nghị, kháng cáo…

Tuy nhiên, trên thực tế nếu các đối tượng lừa đảo khi đã bị điều tra, thu thập chứng cứ đầy đủ, bị tuyên án đúng với tội danh của mình rồi thì sẽ không kháng cáo, kháng nghị, trừ các trường hợp mà bản án quá nặng thì có thể họ sẽ kháng cáo, kháng nghị mới mong muốn được giảm nhẹ tội danh.

Như vậy, trên đây là quy trình thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo qua mạng với 7 bước, tuy nhiên các bước sau sẽ do cơ quan chức năng thực hiện, công việc của các bạn cũng rất đơn giản, chỉ cần tố giác tội phạm đúng thẩm quyền, cung cấp đầy đủ thông tin và chứng cứ, hợp tác cung cấp các thông tin khác… Chúc các bạn thành công!

Lưu ý, văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam không có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo tội phạm lừa đảo, chúng tôi chỉ hướng dẫn cách trình báo đúng quy định pháp luật, và chúng tôi hướng dẫn một cách chi tiết, đầy đủ nội dung, do vậy các bạn vui lòng tìm hiểu, tham khảo thật kỹ nội dung hướng dân, tuyệt đối không gọi cho chúng tôi để tố giác tội phạm. Cám ơn các bạn đã hợp tác với cơ quan chức năng!

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Trình báo công an lừa đảo qua mạng“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận độc thân; giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ trình báo công an lừa đảo qua mạng bao gồm những gì?

Hồ sơ gồm có:
+ Đơn trình báo công an;
+ Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);
+ Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);
+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Tố cáo lừa đảo qua mạng tại cơ quan nào?

Nếu bạn là người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn hoàn toàn có quyền tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra công an cấp huyện hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến?

– Các đối tượng người nước ngoài kết bạn với bị hại (bị hại chủ yếu là nữ) qua mạng xã hội (Facebook, Zalo….) nhắn tin tâm sự, tán tỉnh, vờ yêu đương. Khi bị hại tin tưởng, đối tượng thông báo muốn gửi tiền, quà cho bị hại. Sau đó, đối tượng người nước ngoài cấu kết với đối tượng người Việt Nam liên lạc với bị hại giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế,… yêu cầu bị hại phải nộp tiền để nhận quà với các lý do khác nhau (như cước vận chuyển, thuế, phí…) vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt.
– Các đối tượng sử dụng các ứng dụng trên mạng Internet, mạng viễn thông, sử dụng các sim số điện thoại khuyến mại, không đăng ký chính chủ do nhà mạng quản lý, gọi điện giả danh là nhân viên bưu điện, ngân hàng thông báo chủ thuê bao nợ cước viễn thông, nợ ngân hàng quá hạn; giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc giả mạo cổng thông tin điện tử của Công an để thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra, khai thác các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, sau đó yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của bị hại vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với lý do để phục vụ công tác điều tra rồi chiếm đoạt.
– Các đối tượng lập tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber,…) hoặc chiếm đoạt quyền quản trị (hack) tài khoản của bị hại rồi nhắn tin, lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền cho đối tượng sau đó chiếm đoạt; gửi tin nhắn báo trúng thưởng lớn cho bị hại rồi đề nghị nộp tiền lệ phí nhận thưởng sau đó chiếm đoạt; chào bán hàng hóa trên các website bán hàng trực tuyến, trên mạng xã hội với giá rẻ để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các đối tác mua hàng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.