Dừng xe đột ngột giữa đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?

09/04/2022
Dừng xe đột ngột giữa đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?
1304
Views

Trường hợp đi xe phanh gấp không còn xa lạ đối với người tham gia giao thông. Việc xe đi trước dừng đột ngột ảnh hưởng đến các xe sau, có thể dẫn đến gây tai nạn. Vậy xe dừng đột ngột có vi phạm giao thông? Người có hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp gây tại nạn thì trách nhiệm đối với họ ra sao? Để giải đáp các vấn đề trên, sau đây Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Dừng xe đột ngột giữa đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông

Khi điều khiển phương tiện tham gia vào giao thông đường bộ, một trong những điều mà các lái xe phải lưu ý đó là giữ khoảng cách an toàn đối với xe đi phía trước mặt mình. Việc duy trì những khoảng cách này sẽ hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Nhằm ngăn chặn những tình trạng bất trắc thường xuyên diễn ra như xe sau đâm xe trước, xe trước dừng lại đột ngột đụng vào xe sau,… pháp luật đã có quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT liên quan đến vấn đề này như sau:

Điều 11. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường

1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Như vậy, pháp luật quy định người điều khiển xe phải “giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình”, đặc biệt là những nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã quy định việc duy trì khoảng cách an toàn này còn phải tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

Quy định về việc dừng xe của phương tiện giao thông

Theo Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:

“3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

…….

Bên cạnh đó nếu việc dừng xe thực hiện trên đường phố thì khi muốn dừng xe, đỗ xe người điều khiển phải có tín hiệu cũng như khoảng cách bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

Dừng xe đột ngột giữa đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?

Khi tham gia giao thông không chỉ phải đảm bảo an toàn cho bản thân; mà còn phải giữ an toàn cho tất cả những người khác. Việc đột ngột dừng xe giữa đường dù là vì lý do gì cũng đều có nguy cơ dẫn đến tai nạn; và có thể để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra. Người thực hiện hành vi “đột ngột dừng xe” vi phạm khi dừng xe không có tín hiệu báo trước. Với hành vi như trên, tùy vào mức độ vi phạm; tính chất nguy hiểm của hành vi mà người thực hiện hành vi; người chủ phương tiện giao thông sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Cụ thể như sau:

Xử lý hành chính

Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm I khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Xử lý hình sự

Hành vi đột ngột dừng xe trái quy định của pháp luật, không có tín hiệu báo trước cho người điều khiển phương tiện khác gây tai nạn, hoặc tai nạn dẫn đến chết người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Theo điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

“Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ

1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; ….. thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm

Cùng với việc bị xử lý hành chính/hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho người khác thì người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 584. Bộ luật Dân sự 2015

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Việc bồi thường sẽ căn cứ dựa trên thiệt hại về người; tài sản; các thiệt hại khác để xác định các khoản phải bồi thường.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Dừng xe đột ngột giữa đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cảnh sát giao thông được xử phạt hành chính tại chỗ?

Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính, chỉ xử phạt tại chỗ khi:
-Xử phạt cảnh cáo hoặc xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức;
-Vi phạm không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ
Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ; đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản.

Đi vào làn đường dành cho BRT bị xử phạt bao nhiêu?

Xe máy, ô tô, thậm chí cả xe đạp đi vào làn đường BRT sẽ bị xử phạt lỗi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ.
Cụ thể như sau:
– Mức phạt với ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: 03 – 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Mức phạt với xe máy: 400.000 – 600.000 đồng;
– Mức phạt với xe đạp: 80.000 – 100.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.