Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận?

05/05/2022
Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận
621
Views

Chào Luật sư, tôi là công dân Việt Nam và chồng tôi là người Pháp. Chúng tôi quen nhau qua một lần anh ấy sang đây du lịch và kết hôn tại Việt Nam. Sau khi kết hôn chúng tôi sang Pháp sinh sống. Trong thời gian ở Pháp, chúng tôi đã có được khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi. Do quan điểm sống khác nhau, nên chúng tôi đã đi đến quyết định ly hôn. Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận? Tôi sắp về nước sinh sống. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Bất kỳ một bản án hay quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài muốn có hiệu lực tại Việt Nam thì phải được Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam (Điều 427 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định đó có hiệu lực. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé:

Căn cứ pháp lý

Các trường hợp và điều kiện về công nhận bản án ly hôn của toà án nước ngoài tại Việt Nam

Một bản án, quyết định về việc ly hôn của tòa án nước ngoài chỉ được công nhận tại Việt Nam; trong những trường hợp nhất định. Theo đó, tại điều 125 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; việc công nhận quyết định, bản án ly hôn ở nước ngoài tại Việt Nam; được thực hiện theo hai trường hợp sau:

  • Việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài; có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
  • Chính phủ quy định việc ghi vào sổ hộ tích các việc về hôn nhân và gia đình; theo bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu; thi hành tại Việt Nam hoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam; quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài.

Theo đó, việc cho thi hành và công nhận bản án ly hôn của tòa án nước ngoài; chỉ được thực hiện, khi đáp ứng các điều kiện về việc cá nhân phải thi hành cư trú; làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính; tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam.

Người yêu cầu có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án; quyết định dân sự trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án; quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật.

Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận
Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận

Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận?

heo đó, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án Pháp có hiệu lực, bạn gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định ly hôn đó.

Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau:

– Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bạn;

– Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của chồng cũ bạn;

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định ly hôn.

Gửi kèm theo đơn yêu cầu:

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định do Tòa án nước ngoài cấp;

– Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ nội dung này;

– Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định đó cho chồng bạn;

– Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận chồng cũ bạn hoặc người đại diện hợp pháp của chồng cũ bạn đã được triệu tập hợp lệ trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.

Quy trình công nhận bản án ly hôn của toà án nước ngoài tại Việt Nam

Trong trường hợp, các bên có nhu cầu về việc công nhận, và cho thi hành bản án; quyết định về việc ly hôn của tòa án nước ngoài tại Việt Nam, thì các bên phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo đó, hồ sơ yêu cầu công nhận phán quyết; bản án ly hôn của tòa án nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

  • Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định/ bản án ly hôn;
  • Bản chính hoặc bản sao công chứng, chứng thực quyết định/bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài;
  • Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án; quyết định đó có hiệu lực pháp luật; chưa hết hiệu lực thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam;
  • Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó được triệu tập hợp lệ trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.

Bước 2: Nộp hồ sơ, yêu cầu công nhận bản án ly hôn của toà án nước ngoài

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, các bên có thể tiến hành việc nộp hồ sơ tại Bộ tư pháp. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền để tiếp tục xử lý.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến; hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ; tài liệu kèm theo do người có yêu cầu gửi đến, Tòa án tiến hành xem xét, thụ lý hồ sơ yêu cầu; công nhận bản án ly hôn của toà án nước ngoài và thông báo cho người có đơn yêu cầu; người phải thi hành hoặc người đại diện theo pháp luật hặc theo ủy quyền hợp pháp; của họ tại Việt Nam, Viện kiểm soát cùng cấp và Bộ tư pháp;

Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận
Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận

Bước 4: Giải quyết yêu cầu công nhận

Trong thời gian 04 tháng kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định:

  • Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
  • Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
  • Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài thuộc về ai?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình; tại khoản 2 của Điều 81 thì quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn được xác định như sau:

  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; nghĩa vụ; quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo Điều 469 và 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký mã số thuế cá nhân; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty; Xác nhận tình trạng hôn nhân;  ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quy trình ly hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay ra sao?

Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào?

Thẩm quyền giải quyết ly hôn tại Việt Nam sẽ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi nguyên đơn cư trú trường hợp người nước ngoài không ở Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài đang ở Việt Nam thì có thể giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi trong trong hai người cư trú

Việc công nhận bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài mất bao lâu?

Trường hợp bạn gửi đơn tới Bộ Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để giải quyết.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu kèm theo.

5/5 - (2 bình chọn)

Comments are closed.