Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi không đóng BHXH?

26/03/2022
Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi không đóng BHXH?
507
Views

Dù công việc đơn giản hay phức tạp thì rủi ro cũng luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của người lao động. Nhằm chia sẻ gánh nặng này, chế độ tai nạn lao động đang dần trở thành chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có thắc mắc rằng: Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi không đóng bảo hiểm xã hội? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Luật Lao động năm 2019

Tai nạn lao động là gì? 

Trước khi tìm hiểu chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chúng ta cần hiểu về khái niệm này. Theo quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động được hiểu là những tai nạn làm tổn thương cho bất cứ bộ phận hay chức nâng nào của cơ thể, thậm chí là gây tử vong cho NLĐ. Những tai nạn này xảy ra trong quá trình NLĐ làm việc, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ.

Có thể thấy, tan nạn lao động là những tai nạn xảy ra khi thực hiện công việc. Đây là những rủi ro không thể lường trước. Vì thế, NLĐ cần hiểu rõ khái niệm này để đảm bảo các quyền lợi của mình.

Đối tượng áp dụng chế độ tại nạn lao động.

Đối tượng áp dụng chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của luật hiện hành bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động (giao kết bằng văn bản) có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân thuộc lực lượng công an, quân đội hoặc những người làm trong các tổ chức cơ yếu của chính phủ

– Quân nhân chuyên nghiệp của quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan….

– Những người phục vụ công an, quân đội có thời hạn, người làm các công tác cơ yếu và được hưởng lương như quân nhân.

– Học viên đang theo học tại các trường công an, quân đội

– Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã và có hưởng tiền lương;

Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi không đóng bảo hiểm xã hội?

Vẫn được trả tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động

Theo Điều 145 của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động tham gia BHXH bắt buộc thì được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng BHXH cho cơ quan bảo hiểm, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động như quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người lao động chưa đóng BHXH bắt buộc thì khi bị tai nạn lao động vẫn được hưởng khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động như những người đã tham gia BHXH bắt buộc.

Lưu ý, việc đóng BHXH là nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp không đóng, cả người lao động và người sử dụng lao động đều bị phạt.

Mức hưởng của người lao động khi bị tai nạn lao động

Như phân tích ở trên, người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đóng BHXH được trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, Mục 3 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định về chế độ tai nạn lao động đã được thay thế bằng Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

Cụ thể, mức hưởng của người lao động bị tai nạn lao động như sau:

– Suy giảm 5% – 30% khả năng lao động được trợ cấp 01 lần:

Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

– Suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng:

Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi không đóng bảo hiểm xã hội”. Nếu quý khách có nhu cầu pháp lý liên quan mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động

Khoản 3 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động nêu rõ, người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động:
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Thời điểm hưởng trợ cấp do tai nạn lao động

Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động đã chỉ rõ thời điểm hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hằng tháng do tai nạn lao động và trợ cấp phục vụ như sau:
– Từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
– Trường hợp không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện: Tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa
– Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp: Tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.