Trách nhiệm vận chuyển hàng hóa bảo hành thuộc công ty hay khách hàng?

17/08/2022
Trách nhiệm vận chuyển hàng hóa bảo hành thuộc công ty hay khách hàng
431
Views

Trong hầu hết các trường hợp bảo hành thì người bán đề nghị người tiêu dùng phải trực tiếp mang sản phẩm đến trung tâm bảo hành và không quan tâm đến chi phí mà người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra. Vậy liệu điều này có đúng quy định pháp luật không? Tổ chức cá nhân kinh doanh có trách nhiệm như thế nào đối với việc bảo hành hàng hóa đã mua cho người tiêu dùng? Trách nhiệm vận chuyển hàng hóa bảo hành thuộc công ty hay khách hàng? Yêu cầu người tiêu dùng vận chuyển hàng hóa đến trung tâm bảo hành mà không chi trả chi phí vận chuyển thì có vi phạm không? Tại bài viết này, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Tổ chức cá nhân kinh doanh có trách nhiệm như thế nào đối với việc bảo hành hàng hóa đã mua cho người tiêu dùng?

Trên thực tế, không phải lúc nào hàng hóa mà người tiêu dùng mua cũng có chất lượng như các bên đã giao kết mà có thể phát sinh những khiếm khuyết ảnh hưởng đến tính năng, công dụng, mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Do đó đặt ra vấn đề trách nhiệm trong việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh để quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo.

Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc sửa chữa, thay thế hoặc hoàn trả hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đối với người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đó được các bên thỏa thuận bảo hành hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của loại trách nhiệm này đó là:

– Cơ sở phát sinh trách nhiệm bảo hành là do thỏa thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định bắt buộc bảo hành trong những trường hợp nhất định.

– Trách nhiệm bảo hành thông thường chỉ áp dụng đối với hàng hóa, linh kiện, phụ kiện (hàng hóa hữu hình).

– Trách nhiệm bảo hành được xác lập trong một thời hạn nhất định.

Nội dung cơ bản được pháp luật quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật, cụ thể hơn cả là tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Trong trường hợp hàng hóa, linh kiện có bảo hành thì tổ chức, cá nhân có những trách nhiệm sau::

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp;

– Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;

– Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;

– Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.

– Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;

– Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;

– Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành;

Ai chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đi bảo hành?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 thì hàng hoá, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thoả thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hoá, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá có trách nhiệm chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng.

Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thì công ty đã bán cho bạn hàng hóa phải bảo hành có trách nhiệm (hoặc chi phí) vận chuyển hàng hóa đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành về nhà bạn.

Ngoài ra, Điều 21 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định các trách nhiệm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa trong trường hợp hàng hóa được bảo hành như: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp; Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành; Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành; Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi; Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi; Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.

Trách nhiệm vận chuyển hàng hóa bảo hành thuộc công ty hay khách hàng
Trách nhiệm vận chuyển hàng hóa bảo hành thuộc công ty hay khách hàng

Yêu cầu người tiêu dùng vận chuyển hàng hóa đến trung tâm bảo hành mà không chi trả chi phí vận chuyển thì có vi phạm không?

Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức; Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

a) Thương nhân theo quy định của Luật thương mại;

b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh”.

– Điều 6 Luật Thương Mại 2005 quy định “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

– Khoản 6 Điều 21 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:“Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm:

6. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng”;

– Điểm đ khoản 1, Khoản 2 Điều 56 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng:

đ) Không trả chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng”.

Như vậy, theo quy định thì hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng. Trường hợp bên bán yêu cầu người tiêu dùng vận chuyển tủ lạnh đến trung tâm bảo hành mà không chi trả chi phí vận chuyển cho người tiêu dùng là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo điểm đ khoản 1, Khoản 2 Điều 56 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, bên bán có thể bị phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Mức phạt này là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt tiền gấp đôi mức phạt quy định nêu trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Trách nhiệm vận chuyển hàng hóa bảo hành thuộc công ty hay khách hàng?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, phí dịch vụ công chứng tại nhà, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Kinh nghiệm cho người tiêu dùng trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm để có thể tự bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

  Xác nhận với nhà cung cấp sản phẩm xem sản phẩm có được bảo hành hay không ngay trước khi tiến hành giao dịch.
– Đề nghị nhà cung cấp sản phẩm cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch mua bán.
– Đề nghị nhà cung cấp sản phẩm cung cấp giấy chứng nhận bảo hành, sổ bảo hành hoặc hợp đồng bảo hành… (đối với sản phẩm được bảo hành) trên đó phải thông báo rõ ràng về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành.
– Đề nghị nhà cung cấp sản phẩm cung cấp, giải thích hướng dẫn sử dụng sản phẩm, cảnh báo tính an toàn của sản phẩm, các biện pháp phòng ngừa, giải thích những lưu ý trong quá trình sử dụng sản phẩm để người tiêu dùng được hưởng dịch vụ bảo hành đầy đủ (đặc biệt giải thích về các mục không bao gồm trong bảo hành, các điều khoản để bảo hành có hiệu lực…).
– Đề nghị nhà cung cấp sản phẩm thông tin về khả năng cung ứng linh kiện thay thế trong tương lai. Hành động này nhằm tránh việc nhà cung cấp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ bảo hành, lạm dụng lý do thiếu linh kiện thay thế để trì hoãn, kéo dài thời gian bảo hành hoặc ép buộc người tiêu dùng phải mua, lựa chọn linh kiện khác.

Ai chịu trách nhiệm khi vận chuyển hàng hóa được bảo hành?

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.