Trách nhiệm hình sự là gì?

12/12/2021
Trách nhiệm hình sự là gì?
1762
Views

Theo quan niệm truyền thống cũng như quy định trước đây của bộ luật hình sự Việt Nam; trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội. Tuy nhiên để phù hợp với xu hướng của thế giới; cũng như tình hình thực tế của Việt Nam; Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Vậy trách nhiệm hình sự là gì? Pháp luật nước ta có quy định cụ thể gì về loại trách nhiệm này không?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Trách nhiệm hình sự là gì?

  • Trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề pháp lý phức tạp. Hiện nay, giữa các nhà làm luật còn tồn tại quan điểm khác nhau.
  • Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định tại bộ luật hình sự; thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • Thuật ngữ trách nhiệm ở đây không dùng để chỉ nghĩa vụ mà công dân phải có với nhà nước và xã hội; mà nó được dùng để chỉ hậu quả pháp lý bất lợi mà một người phải gánh chịu trước nhà nước và xã hội; vì họ đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội,…
  • Trách nhiệm hình sự chính là dạng trách nhiệm pháp lí bao gồm: “nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự; chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm nhiệm hình sự và mang án tích”.
  • Vậy, trách nhiệm hình sự của người phạm tội có thể được hiểu là trách nhiệm pháp lý của người phạm tội; phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.

Đặc điểm của trách nhiệm hình sự của người phạm tội

Từ khái niệm trách nhiệm hình sự; có thể rút ra một số đặc điểm của trách nhiệm hình sự như sau

  • Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện
  • Trách nhiệm hình sự có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật; mà cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện
  • Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt – biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đối với nhà nước; chứ không phải đối với người hay tổ chức mà quyền; hoặc lợi ích của hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại
  • Trách nhiệm hình sự được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Cơ sở của trách nhiệm hình sự của người phạm tội

Quy định của pháp luật

  • Theo khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì “chỉ người nào phạm một tội đã được quy định mới phải gánh chịu trách nhiệm hình sự”.
  • Để kết luận hành vi đã được thực hiện của người nào đó có phải là tội phạm không; và tội đó là tội gì;…. cần phải xác định hành vi đó đã thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể chưa. Nếu thỏa mãn; tức là người ấy đã thực hiện tội phạm cụ thể; và người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • Việc xác định một cách thống nhất cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự; là nội dung quan trọng để thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • Nếu xác định hành vi của một người không có; hoặc có nhưng không đầy đủ những dấu hiệu bất kì của cấu thành tội phạm; thì hành vi đó không thể coi là tội phạm; người thực hiện hành vi này không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quan hệ pháp luật hình sự

  • Tội phạm là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là Nhà nước và người phạm tội; với quyền và nghĩa vụ khác nhau. Nhà nước có quyền áp dụng chế tài hình sự đối với người phạm tội; và họ luôn có nguy cơ có tể phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt
  • Quan hệ pháp luật hình sự chỉ được thực hiện khi các cơ quan tiến hành tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) khẳng định bị cáo phạm một; hoặc nhiều tội được quy định trong bộ luật hình sự trong các văn bản của mình.
  • Chỉ có bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới xác định một cách chính thức; và có cơ sở trách nhiệm hình sự bằng loại hình phạt; cũng như mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội
  • Khi tội phạm xảy ra nhưng chưa bị phát hiện; hoặc đã bị phát hiện nhưng chưa tìm ra được người phạm tội; quan hệ pháp luật hình sự vẫn phát sinh và tồn tại.
  • Trong các trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; hoặc miễn hình phạt; thì quan hệ pháp luật hình sự cũng đã phát sinh; nhưng khi tòa án áp dụng các biện pháp tác động xã hội; để thay thế các biện pháp hình sự thì quan hệ pháp luật hình sự chấp dứt.

Căn cứ chấm dứt trách nhiệm hình sự

Theo quy định của pháp luật; trách nhiệm hình sự chấm dứt khi

  • Người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt (kể cả hình phạt bổ sung nếu có)
  • Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; hoặc miễn hình phạt. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015; ví dụ như trường hợp: Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; hoặc khi có quyết định đại xá…..
  • đặc xá hoặc đại xá
  • Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
  • Đã hết thời hiệu thi hành bản án

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trách nhiệm hình sự là gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 2470833102102

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt là gì?

Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Mục đích của hình phạt là gì?

Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Hình sự năm 2015; Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Tù chung thân là gì?

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Hình sự năm 2015; Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.