Tra cứu đăng ký nhãn hiệu năm 2022

11/06/2022
Tra cứu đăng ký nhãn hiệu năm 2022
397
Views

Tra cứu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền tiến hành tra cứu nhãn hiệu đăng ký để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký chính thức. Quy trình đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc trước phải tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Mặc dù việc tra cứu đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng rất quan trọng và để đảm bảo khả năng đăng ký thành công, trước khi nộp đơn, khách hàng vẫn nên tiến hành thủ tục tra cứu.

Cùng tham khảo dịch vụ tra cứu đăng ký nhãn hiệu của Luật sư 247 qua bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của việc tra cứu nhãn hiệu

Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng

Tầm quan trọng của việc tra cứu đăng ký nhãn hiệu
Tầm quan trọng của việc tra cứu đăng ký nhãn hiệu

Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để tìm ra giải pháp hợp lý, thiết kế lại nhãn hiệu cho có thể đăng ký.

Tránh mất thời gian, chi phí

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu không khả quan cho khả năng đăng ký, chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ.

Kiểm tra tính chính xác

Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa, nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa lại.

Tra cứu đăng ký nhãn hiệu như thế nào

Để đảm bảo nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ cao cần thực hiện các hoạt động tra cứu đăng ký nhãn hiệu.

Tra cứu đăng ký nhãn hiệu năm 2022
Tra cứu đăng ký nhãn hiệu năm 2022

Trước khi thực hiện việc tra cứu, chủ sở hữu cần đảm bảo rằng nhãn hiệu của mình đáp ứng được các điều kiện chung đối với nhãn hiệu (Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) và không thuộc trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu (Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

Có hai cách tra cứu nhãn hiệu

Cách 1. Tra cứu sơ bộ

Trước khi thực hiện tra cứu nhãn hiệu, chủ sở hữu cần làm rõ các khía cạnh sau của nhãn hiệu:

  • Tên nhãn hiệu.
  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu: căn cứ vào Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice lần thứ 11. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.
  • Phân loại hình của nhãn hiệu: căn cứ vào Bảng phân loại quốc tế về các yếu tố hình của nhãn hiệu (phân loại Viên).

Các bước tra cứu nhãn hiệu bao gồm:

Bước 1. Truy cập vào thư viện số về Sở hữu công nghiệp (Ip Lib) của Cục Sở hữu trí tuệ (http://iplib.noip.gov.vn/)

Bước 2. Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu

Những thông tin tra cứu cơ bản là: nhãn hiệu tìm kiếm, nhóm hàng hóa dịch vụ, phân loại hình, tên sản phẩm dịch vụ.

Tra cứu đăng ký nhãn hiệu mới
Tra cứu đăng ký nhãn hiệu mới

Bước 3. Tìm kiếm

Sau khi nhập các thông tin cần thiết, ấn vào nút tìm kiếm.

Sau đó thực hiện tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu của mình có trùng hay tương tự với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân đã đăng ký bảo hộ không.

Cách 2. Tra cứu chuyên sâu

Cách tra cứu này được thực hiện khi tổ chức tập thể  ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu công nghiệp làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Với cách tra cứu này, khả năng nhãn hiệu tập thể được bảo hộ sẽ cao hơn. Và cách tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.

Khác với hình thức tra cứu nhãn hiệu sơ bộ nêu trên, hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.

Bảng giá dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

  • Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
  • Sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
  • Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tra cứu đăng ký nhãn hiệu năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu gồm những gì?

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu, khách hàng cần chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc tra cứu, bao gồm cụ thể như sau:
– Thông tin nhãn hiệu dự định tra cứu (file mềm là tốt nhất)
– Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn đăng ký.
Sau khi có đầy đủ thông tin nêu trên, chúng ta sẽ tiến hành tra cứu theo 1 trong hai cách tra cứu đã nói ở trên.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sau khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu thành công?

Sau khi tra cứu nhãn hiệu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng cần nhanh chóng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để có ngày ưu tiên sớm nhất, trước khi nộp đơn đăng ký, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của cơ quan chức năng – Số lượng 02 tờ khai
– 05 Mẫu nhãn hiệu, thương hiệu
– Giấy ủy quyền
– Các giấy tờ khác có liên quan

Tra cứu nhãn hiệu WIPO là gì?

Tra cứu nhãn hiệu wipo được hiểu là tra cứu nhãn hiệu quốc tế khi chủ sở hữu muốn đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.