Tổng hợp những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính?

24/09/2022
Tổng hợp những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính?
710
Views

Dạ thưa Luật sư, tôi muốn hỏi về các hành vi vi phạm hành chính nào được xem là tình tiết nặng? Mức xử phạt đối với những tình tiết tăng nặng là bao nhiêu theo quy định pháp luật? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật tình tiết trách nhiệm hành chính cũng như làm sáng tỏ vấn đề Tổng hợp những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính? Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Vi phạm hành chính là gì?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên cá nhân vi phạm hành chính có thể được giảm nhẹ hình phạt hoặc bị tang nặng nếu hành vi rơi vào các tình tiết giảm nhẹ và tang nặng quy định trong luật.

Trong xử phạt vi phạm hành chính thì việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng cũng không có ý nghĩa trong việc xác định hình thức xử phạt như các yếu tố tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm của hành vi vi phạm hay đối tượng vi phạm. Bởi vì, hình thức xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính được căn cứ vào khung hình phạt, điều, khoản, điểm, của Nghị định, thông tư quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể. Nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị xử phạt tương ứng với khung phạt nào thì người có thẩm quyền xử phạt bắt buộc phải áp dụng hình thức xử phạt đã được quy định tại khung đó. Tuy nhiên, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ lại có ý nghĩa quyết định trong việc xác định mức phạt tiền.

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Theo Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) quy định như sau:

– Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

– Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính?

Theo đó, trong Luật xử lý vi phạm hành chính đến nay vẫn còn hiệu lực thì các hành vi được coi là có cấu thành tăng nặng nếu: vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, tái phạm, chuyên nghiệp, đã bị xử phạt vi phạm hành chính rồi nhưng được xóa nay lại tiếp tục vi phạm, không có tinh thần hợp tác, sửa chữa, khắc phục hậu quả những hành vi vi phạm đã gây ra của mình thì khi có hành vi vi phạm cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng mức hình phạt tối đa cho những hành vi phạm được thể hiện trong quyết định xử phạt.

Nếu vụ việc có tính tiết giảm nhẹ theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức tiền phạt có thể được giảm xuống thấp hơn so với mức trung bình của khung hình phạt nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung hình phạt đó, còn so với tình tiết tăng nặng thì luật xử lý vi phạm hiện hành mới nhất vẫn còn áp dụng thì mức tiền phạt có thể tăng trên mức trung bình của khung hình phạt đó nhưng không được cao hơn mức tối đa của khung hình phạt đã quy định tại điều, khoản, điểm đó theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành cũng như Luật xử phạm vi phạm hành chính, các thông tư, nghị định hướng dẫn cũng không quy định cụ thể về cách xác định mức phạt tiền trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì sẽ xác định như thế nào, có nhiều tình tiết tăng nặng sẽ như thế này mà chỉ có một số văn bản trong một số lĩnh vực cụ thể có hướng dẫn cụ thể ví dụ nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt sẽ áp dụng mức tối thiểu của khung hình phạt. Tường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.

Cho nên người có thẩm quyền sẽ căn cứ tùy vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để xem xét quyết định mức phạt tiền cho phù hợp với từng hành vi vi phạm.

Do vậy, việc xem xét quyết định xử phạt áp dụng đúng và đầy đủ hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

“Điều 10. Tình tiết tăng nặng

1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”

Theo đó, các hành vi được coi là có cấu thành tăng nặng nếu: vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, tái phạm… Chủ thể vi phạm hành chính mà có thêm các tình tiết này sẽ bị phạt nặng hơn.  Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng nếu các hành vi đó mà đã bị xử lý và quy là hành vi vi phạm hành chính thì sẽ không coi là tình tiết tăng nặng nữa

Khi nào là tình tiết tăng nặng trong vi phạm hành chính?

Vi phạm hành chính có tổ chức

Khoản 7, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định, Vi phạm hành chính có tổ chức là trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Việc có tổ chức ở đây được biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

Dấu hiệu “có tổ chức” được phản ánh qua quy định hành vi khách quan của vi phạm hành chính dưới dạng là hoạt động chung có tổ chức của nhiều người. Trong vi phạm hành chính, vấn đề có tổ chức có thể được biểu hiện ở tất cả các hành vi vi phạm đã được quy định mà ít hạn chế quy định này. Việc xác định vai trò của từng người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động chung có tổ chức không phải là điều kiện để xác định có trách nhiệm hành chính hay không mà để xác định mức xử phạt hành chính áp dụng đối với họ. Chính vì vậy mà mức độ tăng nặng trách nhiệm hành chính phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào thực hiện hành vi. Vì vậy, khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chế tài áp dụng của người tổ chức sẽ khác với những người cùng tham gia khác nếu các tình tiết khác của hành vi vi phạm như nhau.

Có thể nói, tình tiết tăng nặng này trong hành chính ít xảy ra bởi chủ yếu hoặc là cá nhân vi phạm hoặc là tổ chức vi phạm. Việc thông đồng “cùng vi phạm” xảy ra không nhiều. 

Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm

Trong xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm là 02 khái niệm khác nhau mà có thể nhận biết thông qua bảng so sánh sau đây:

Tiêu chíVi phạm hành chính nhiều lầnTái phạm
Khái niệmVi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý (Khoản 6 Điều 2 Luật XLVPHC 2012).Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó ( Khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC 2012, SĐ, BS Khoản 1 Điều 1 Luật XL VPHC 2020)
Bản chấtChưa bị ra quyết định xử phạt hành chínhĐã ra quyết định xử phạt hành chính
Cách thức xử phạtBị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặngTái phạm thì được xem là tình tiết tăng nặng, không bị xử phạt về từng hành vi vi phạm

Cả 02 hành vi này đều được xem là tình tiết tăng nặng bởi cả 02 vấn đề này nếu xảy ra trên thực tế sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn với vi phạm hành chính bình thường. Do đó, cần phải áp dụng mức xử lý mạnh hơn để nâng cao tính răn đe đối với những đối tượng này.

Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính

Người chưa thành niên được xem là đối tượng đặc thù trong các quan hệ pháp luật bởi sự chưa phát triển toàn diện và tâm lý và sức khỏe, dẫn tới họ có những hạn chế nhất định đối với người chưa thành niên. Khi vi phạm hành chính, có nhiều lúc việc vi phạm của họ là do đối tượng thứ ba hoặc các yếu tố khách quan tác động vào.

Luật XLVPHC đã đảm bảo quyền lợi của họ bằng các dành một phần riêng để quy định về chính sách xử lý đối với người chưa thành niên VPHC và quy định các biện pháp thay thế XLVPHC (bao gồm nhắc nhở, quản lý tại gia đình); điều kiện, thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp thay thế. Đây là một nội dung mới, tiến bộ, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến đối tượng người chưa thành niên nói chung, người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng, thể hiện một bước phát triển về thể chế trong việc bảo vệ quyền con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ngoài ra, việc bổ sung các biện pháp thay thế XLVPHC đối với người chưa thành niên bên cạnh các BPXLHC giúp giảm nguồn lực như tài chính, nhân lực (chi phí lập biên bản, chi phí ra quyết định xử phạt, thi hành quyết định đối với XPVPHC; chi phí lập hồ sơ, tổ chức họp…) để các cơ quan có thẩm quyền tham gia vào quy trình xem xét ra quyết định XLVPHC đối với người chưa thành niên vi phạm; không mất chi phí tổ chức thi hành quyết định, đặc biệt thi hành các quyết định áp dụng BPXLHC giáo dục tại cộng đồng như chi phí giáo dục, hỗ trợ cán bộ tổ chức thi hành biện pháp, cán bộ giám sát; người chưa thành niên không phải xa gia đình, được gia đình, người thân, cộng đồng giúp đỡ trở thành công dân tốt; tăng uy tín quốc gia khi thực hiện nội luật hóa chính sách và pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Do đó, người có hành vi xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm sẽ vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc mà Nhà nước đặt ra với họ. Vì vậy, khi vi phạm thì tổ chức, cá nhân sẽ bị xem đây là tình tiết tăng nặng.

Bên cạnh đó, người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần là người bị giảm tính tự do trong thực hiện quyền mà Nhà nước trao cho họ. Thông thường, các hành vi bị ép buộc có sự tác động của người thứ ba, buộc họ phải thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trong khi đó, bản thân họ không muốn điều này xảy (ép buộc về mặt vật chất hoặc tinh thần). Đối với việc bị lệ thuộc về mặt vật chất hoặc tinh thần đồng nghĩa với việc họ không thể làm gì khác ngoài việc phải thực hiện hành vi vi phạm bởi người thực hiện hành vi cho rằng, so với việc vi phạm hành chính thì việc không làm đúng với những gì theo yêu cầu của người có vật chất, tinh thần để lệ thuộc quan trọng hơn.

Do vậy, xuất phát từ việc bảo vệ quyền và tạo tính công bằng của pháp luật, các đối tượng vi phạm hành vi trên sẽ chịu chế tài của tình tiết tăng nặng.

 Tổng hợp những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính?
Tổng hợp những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính?

Mức phạt tổng hợp những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính

Theo Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) , tình tiết tăng nặng xử phạt hành chính được áp dụng như sau:

– Đối với phạt cảnh cáo (hình thức phạt chính):

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

– Đối với phạt tiền (hình thức phạt chính):

+ Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; 

+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; 

+ Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

– Đối với phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (hình thức phạt bổ sung hoặc hình thức phạt chính):

+ Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó; 

+ Nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Tổng hợp những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, Giấy phép sàn thương mại điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân,làm sổ đỏ lần đầu, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng trong xử phạt hành chính như thế nào?

– Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
– Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.
– Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; Nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Vấn đề thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
Đối với trường hợp sau khi ra quyết định xử phạt, người vi phạm đã được thông báo đến nhận quyết định nhưng cố tình không đến thì vẫn áp dụng được thời hiệu xử phạt trên theo quy định tại điểm d khoản 1 trên:
“Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
Trong trường hợp này, vẫn áp dung thời hiệu xử phạt như bình thường, tuy nhiên thời điểm để bắt đầu tính thời hiệu là từ thời điểm người đó chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt mà cụ thể ở đây là hành vi cố tình không đến nhận quyết định của người vi phạm. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.