Công chức nhà nước có mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa là bao nhiêu?

24/09/2022
Công chức nhà nước có mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa là bao nhiêu?
318
Views

Dạ thưa Luật sư, tôi muốn hỏi đối với công chức nhà nước thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Pháp luật quy định đối tượng nào được hưởng trợ cấp thất nghiệp và mức được hưởng là bao nhiêu? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về trợ cấp thất nghiệp cũng như trả lời cho câu hỏi về công chức có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Công chức nhà nước có mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa là bao nhiêu? (nếu có). Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Những đối tượng nào là công chức?

Căn cứ theo Luật số 52/2019/QH14 ban hành ngày 25/11/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật công chức và Luật viên chức thì công chức được hiểu như sau:

“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

(Theo Khoản 2, Điều 1, Luật số: 52/2019/QH14  sửa đổi Điều 2, Khoản 4, Luật cán bộ, công chức)

Như vậy, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, đơn vị quân đội. Công chức trong biên chế được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và có các chính sách đãi ngộ riêng theo Luật cán bộ, công chức. 

Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi mất việc làm?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động bị mất việc làm sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

Không áp dụng với: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Đã nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm để hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Không giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho các trường hợp chưa tìm đc việc làm sau:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Chết.

Công chức nhà nước có mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa là bao nhiêu?
Công chức nhà nước có mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa là bao nhiêu?

Công chức có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không khi nghỉ việc?

Trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ đặc biệt dành cho người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc và đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định của Pháp luật. Khi được hưởng chế độ BHTN người lao động sẽ được hưởng các chế độ như: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Công chức không nằm trong đối tượng tham gia BHTN và không được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc.

Căn cứ theo Điều 43, Luật Việc làm năm 2013, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có hoặc không xác định thời hạn là đối tượng bắt buộc tham gia BHTN.

“Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”

(Điều 43, Luật Việc làm năm 2013)

Đối chiếu với quy định về công chức theo Luật cán bộ, công chức thì công chức không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Theo đó, công chức khi nghỉ việc sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. 

Công chức được hưởng những quyền lợi gì?

Công chức tuy không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng khi thôi việc công chức sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và chế độ BHXH theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 8, Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức của Chính phủ. Cụ thể các quyền lợi của công chức khi nghỉ việc như sau:

Mức hưởng trợ cấp thôi việc

Mức hưởng trợ cấp thôi việc của công chức được quy định cụ thể tại Điều 5, Nghị định 46/2010/NĐ-CP như sau:

  • Mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). 
  • Mức trợ cấp thôi việc thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc:

Công chức được hưởng chế độ thôi việc thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 59, Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Cụ thể:

– Do sắp xếp tổ chức;

– Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

– Công chức thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 58, Luật cán bộ, công chức (sửa đổi bổ sung bởi Khoản 12, Điều 1, Luật số 52/2019/QH14) gồm các trường hợp:

  • Thôi việc do công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quyết định;
  • Thôi việc do giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
  • Thôi việc do không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận. 

Trường hợp công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng tự ý bỏ việc khi chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị đồng ý thì không được hưởng trợ cấp thôi việc mà còn phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật (theo Khoản 4, Điều 49, Luật Cán bộ, công chức 2008).

Mức hưởng BHXH một lần

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với công chức được tính như đối với người lao động bình thường theo quy định của Pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • Tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước 2014;
  • Tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp công chức nếu chưa đủ 01 năm đóng BHXH thì hưởng bằng số tiền đã đóng; tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Điều kiện hưởng BHXH 1 lần theo quy định tại Điều 60, Luật BHXH năm 2014. Cụ thể khi công chức nếu có yêu cầu và đáp ứng các điều kiện sau thì được hưởng BHXH một lần:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc là nữ công chức cấp xã tham gia BHXH chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS…

Như vậy, công chức không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc. Tuy nhiên sẽ được hưởng các quyền lợi về BHXH một lần và hưởng trợ cấp thôi việc khi đáp ứng điều kiện theo quy định. 

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa lên đến hơn 280 triệu đồng/người

Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo công thức sau:

Mức hưởng hằng tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Trong đó, mức hưởng tối đa mỗi tháng của người lao động được xác định như sau:

– Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương Nhà nước quy định:

Mức hưởng tối đa/tháng = 5 x Lương cơ sở = 5 x 1,49 triệu đồng = 7,45 triệu đồng/tháng

– Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông thường:

Mức hưởng tối đa/tháng = 5 x Mức lương tối thiểu vùng

Từ ngày 01/07/2022, lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng mức mới quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Nhờ đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng của người lao động tại từng vùng được xác định như sau:

Vùng I, với mức lương tối thiểu mới là 4,68 triệu đồng/tháng, trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng là 23,4 triệu đồng/tháng (cao hơn mức hiện hành 1,3 triệu đồng/tháng).

Vùng II, với mức lương tối thiểu 4,16 triệu đồng/tháng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa lên 20,8 triệu đồng/tháng (tăng 1,2 triệu đồng/tháng so với hiện hành).

Vùng III, với mức lương tối thiểu 3,64 triệu đồng/tháng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa lên 18,2 triệu đồng/tháng (tăng 1,05 triệu đồng/tháng so với hiện hành).

Vùng IV, với mức lương tối thiểu 3,25 triệu đồng/tháng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa lên 16,25 triệu đồng/tháng (tăng 900 nghìn đồng/tháng so với hiện hành).

Như vậy, nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 năm trở lên thì khi mất việc làm, người lao động có thể nhận trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền cao nhất như sau:

Với người đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ 12 năm trở lên, làm việc cho doanh nghiệp tại vùng I, khi mất việc có thể nhận được tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp, tương ứng tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp nhận được là 280,8 triệu đồng (tăng thêm hơn 15,6 triệu đồng so với mức hiện hành).

Với những người đã tham gia đóng Bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, sau khi hưởng tối đa số tháng trợ cấp (12 tháng), số tháng đã đóng nhưng chưa hưởng sẽ tiếp tục được bảo lưu và cộng tiếp vào lần đóng khi có việc làm để hưởng ở các lần thất nghiệp sau (nếu có).

Ngoài trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, người thất nghiệp còn được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế tương ứng số tháng nhận trợ cấp.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Công chức nhà nước có mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa là bao nhiêu?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, Giấy phép sàn thương mại điện tử, xuất hóa đơn điện tử, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân,làm sổ đỏ lần đầu, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mức chi trả thu nhập tăng thêm đối với công chức?

Mức chi trả thu nhập tăng thêm phụ thuộc vào Quỹ bổ sung thu nhập của tổ chức, đồng thời việc xác định Quỹ bổ sung thu nhập cũng phụ thuộc vào loại đơn vị sự nghiệp công hay đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác.
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2019/NQ-HĐND) quy định về mức chi trả thu nhập tăng thêm như sau:
Mức chi trả thu nhập tăng thêm
Hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm giai đoạn 2018 – 2020 theo lộ trình như sau:
1. Năm 2018: Hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ là tiền lương đã bao gồm tăng lương theo lộ trình của Chính phủ). (Hệ số này nằm trong mức tối đa 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ theo quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội).
2. Năm 2019: Hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ là tiền lương đã bao gồm tăng lương theo lộ trình của Chính phủ). (Hệ số này nằm trong mức tối đa 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ theo quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội).
3. Từ năm 2020 đến hết thời gian thí điểm theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội: Hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ là tiền lương đã bao gồm tăng lương theo lộ trình của Chính phủ)
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 54/2017/QH14 quy định:
“1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.
Chính phủ sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết này báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2020, tổng kết thực hiện Nghị quyết này báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về các cơ chế, chính sách đã thực hiện thí điểm.…”
Theo đó, mức chi trả thu nhập tăng thêm hiện nay cho đến hết năm 2022 được tính theo hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ là tiền lương đã bao gồm tăng lương theo lộ trình của Chính phủ)

Mức lương cơ sở với công chức hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương cơ sở được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Theo đó tại Điều 3 Nghị định này quy định như sau:
“Điều 3. Mức lương cơ sở
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.”
Như vậy, mức lương cơ sở 2022 với công chức, viên chức là 1.490.000 đồng/tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.