Trồng cây thuốc phiện, cần sa mang lại lợi nhuận rất cao nên nhiều người bất chấp quy định của pháp luật để trồng các loại cây này. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử phạt như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử phạt như thế nào?
Trồng cây thuốc phiện, cần sa có thể bị phạt đến 07 năm tù
Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định mức phạt đối với hành vi trồng cây thuốc phiện như sau:
– Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa,… hoặc đã bị kết án về tội tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Với số lượng 3.000 cây trở lên;
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa có thể bị phạt đến 07 năm tù.
Trồng cây thuốc phiện, cần sa có thể bị phạt đến 20 triệu đồng
Người trồng cây thuốc phiện, cây cần sa nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như mục (1) thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
– Ngoài ra còn bị tịch thu cây thuốc phiện, cây cần sa,…
Nếu người nước ngoài vi phạm còn có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Như vậy, nếu có hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa thì cá nhân có thể bị phạt đến 10 triệu đồng, tổ chức có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.(khoản 3; điểm a, d khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Tội trồng cây thuốc phiện khi nào được miễn hình phạt?
Theo điều 247 Bộ luật hình sự 2015 với những người có hành vi trồng cây thuốc phiện thuộc các trường hợp sau đây nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự:
- Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
Cấu thành tội phạm của tội trồng cây thuốc phiện
Chủ thể tội trồng cây thuốc phiện
Người phạm tội này là bất kể ai từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Khách thể tội trồng cây thuốc phiện
Khách thể của tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý là chế độ quản lý của Nhà nước về việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây có chứa chất ma tuý
Đối tượng tác động của tội phạm này là cây có chứa chất ma tuý như cây thuốc phiện.
Mặt chủ quan tội trồng cây thuốc phiện
Người phạm tội thực hiện hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi trồng cây thuốc phiện mặc dù đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Như vậy đối với hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy chỉ có thể được thực hiện do cố ý trực tiếp. Không có trường hợp nào do cố ý gián tiếp.
Mặt khách quan tội trồng cây thuốc phiện
Hành vi khách quan
Người phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “trồng”. Hành vi này nhất thiết phải là hành động và được biểu hiện nhiều dạng khác nhau như: làm đất, gieo hạt, ươm cây, chăm bón.
Một người có thể thực hiện hết các việc trong quá trình trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý, nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một hoặc một số việc, nhưng đều với mục đích là nhằm trồng được cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.
Nếu vì lý do khách quan mà người trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý không thu hoạch được nhựa thuốc phiện như ý muốn thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý.
Tuy nhiên, cây thuốc phiện (cây anh túc) khi ra hoa và hoa anh túc cũng là một loại hoa đẹp, nếu người trồng cây thuốc phiện không nhằm mục đích thu hoạch được nhựa thuốc phiện, mà chỉ nhằm thu hoạch hoa để bán như các loài hoa khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện, nhưng phải có biện pháp giáo dục để chấm dứt việc trồng cây thuốc phiện lấy hoa vì nó cũng là mầm mống của hành vi phạm tội nếu không kiểm soát chặt chẽ và trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc loại bỏ việc trồng cây thuốc phiện.
Hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi này đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.
Các yếu tố này tuy không phải là hành vi khách quan nhưng lại là dấu hiệu rất quan trọng và nó cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.
Đã được giáo dục nhiều lần là đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức, cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương vận động, thuyết phục, nhắc nhở từ hai lần trở lên về việc không được trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý hoặc phổ biến đường lối chính sách cũng như các quy định của pháp luật về việc cấm trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.
Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống là đã được hỗ trợ về vốn để sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực thay thế cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.
Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm là trước đó đã có lần trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý và đã bị xử phạt một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, nay lại trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.
Hậu quả
Hậu quả của hành vi trồng cây thuốc phiện gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội, nhưng chủ yếu là những thiệt hại phi vật chất như: làm cho chính sách xóa bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy của Nhà nước không thực hiện được hoặc làm cho tình trạng tái trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy đã được xóa bỏ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vận chuyển trái phép chất ma túy có hình phạt như thế nào?
- Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào?
- Đối tượng buôn bán ma túy là học sinh cấp 3 có bị phạt tù không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X “Tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa bị xử phạt như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; không có quy định cụ thể về khái niệm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Nhưng bạn có thể hiểu:
“Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi rủ rê; dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
Thường người có hành vi buôn bán trái phép ma túy dưới 14 tuổi sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, kể cả trách nhiệm hành chính. Vì vậy người dưới 14 tuổi thường xuyên bị lợi dụng để vận chuyển ma túy.