Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà bị xử lý như thế nào theo quy định?

19/11/2021
Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà bị xử lý như thế nào theo quy định? Thế nào là ngược đãi ông bà, cha mẹ? Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ
578
Views

Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà bị xử lý như thế nào theo quy định? Pháp luật quy định như thế nào khi đối với người Việt Nam chữ hiếu luôn có vai trò quan trọng; con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ, ông bà. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại không ít những đứa con bất hiếu; có hành vi ngược đãi cha mẹ ông bà của mình. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về vấn đề đó tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ

Nghĩa vụ của con cái đối với cha, mẹ được quy định tại Điều 70, 71 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cụ thể:

  • Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình
  • Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình
  • Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc; nuôi dưỡng cha mẹ; đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Thế nào là ngược đãi cha mẹ, ông bà?

Theo khoản 7.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được thể hiện qua các hành động:

– Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường;

– Hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.

Theo Thông tư liên tịch trên, đối tượng của hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bao gồm:

– Ông bà nội, ông bà ngoại;

– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế.

Bên cạnh đó; khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc; nuôi dưỡng cha mẹ; đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Như vậy; hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ là trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà bị xử lý như thế nào theo quy định?

Xử phạt vi phạm hành chính

Người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Cụ thể Điều 50 quy định, phạt tiền từ 1,5 – 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Đối xử tồi tệ với ông bà; cha mẹ như: bắt nhịn ăn; nhịn uống; bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

– Bỏ mặc không chăm sóc ông bà, cha mẹ là người già, yếu, tàn tật.

Ngoài ra, người vi phạm buộc xin lỗi công khai ông bà, cha mẹ khi có yêu cầu.

Theo quy định trên, việc ngược đãi cha mẹ, ông bà nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt đến 02 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ

Tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

– Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ mình thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với người già yếu;
  • Đối với người khuyết tật nặng; khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

Căn cứ vào khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, nếu hành vi cố ý ngược đãi; hành hạ dẫn đến việc sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì người phạm tội còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu tỉ lệ gây thương tích nặng hơn thì phải chịu các mức phạt như sau:

– Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 11% – 30%;

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 31% – 60%;

– Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỉ lệ thương tích trên 61%;

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỉ lệ thương tích trên 61%.

Như vậy, trong trường hợp hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ bằng hành vi bạo lực gây thương tích cho người bị bạo hành thì người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Phụng dưỡng là gì?

Phụng dưỡng là chăm sóc và nuôi dưỡng với lòng tôn kính.

Xét về bản chất, phụng dưỡng giống với nuôi dưỡng và cấp dưỡng, cùng là việc một người phải chăm sóc, nuôi dưỡng người khác bằng cách chu cấp tiền hoặc tài sản để bảo đảm cuộc sống cho người đó. Tuy nhiên, phụng dưỡng ngoài việc thể hiện là một nghĩa vụ về tài sản còn thể hiện tấm lòng, tình cảm và cái tâm của người có nghĩa vụ phụng dưỡng đối với người được phụng dưỡng. Trong đời sống, chúng ta thường nói phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.

Quy định của pháp luật Việt Nam về phụng dưỡng

Theo Điều 10 Luật Người cao tuổi năm 2009 có quy định về nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi:

Điều 10. Nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi

1. Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu về vui chơi; giải trí; thông tin; giao tiếp; học tập của người cao tuổi.

2. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khỏe;, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết.

4. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tham gia phụng dưỡng người cao tuổi. “

Như vậy, pháp luật đã quy định rất cụ thể về vấn đề phụng dưỡng đối với người cao tuổi. Theo đó, trách nhiệm của con cái là có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tội ngược đãi cha mẹ, ông bà bị xử lý như thế nào theo quy định?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Tội hành hạ người khác và tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ khác nhau như thế nào?

Đối với tội hành hạ người khác: Người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc về kinh tế; tín ngưỡng; tôn giáo,… như mối quan hệ giữa giám đốc với nhân viên
Đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ: Người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc trong hôn nhân gia đình như cha mẹ với con đẻ, ông bà với cháu ngoại

Bạo lực gia đình là gì?

Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau:
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình; gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất; tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”
Hành vi bạo lực gia đình được thực hiện với lỗi cố ý; nhằm gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế của con người. Chủ thể thực hiện hành vi này phải là thành viên trong gia đình; và đối tượng bị gây tổn hại là các thành viên khác trong gia đình đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận