Xin chào luật sư, mong luật sư cho biết tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Tổ chức này có nghĩa vụ và quyền lợi gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
Nghị định 22/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc của bạn về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là gì ngay sau đây:
Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Theo Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định như sau:
“tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập; hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan”
Tổ chức này có chức năng thực hiện các hoạt động theo uỷ quyền của tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm:
“a) Thực hiện việc quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút, thù lao; các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được uỷ quyền;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; tổ chức hòa giải khi có tranh chấp.
3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác;
b) Hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế; và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Việt Nam có mấy tổ chức đại diện quyền tác giả?
Hiện tại, Việt Nam đã thành lập được 04 tổ chức đại diện quyền tác giả bao gồm:
– Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – VCPMC: Đây là một tổ chức trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đại diện quản lý tập thể trong lĩnh vực âm nhạc. Chức năng của trung tâm này là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc Việt Nam.
– Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam – VLCC: Đây là tổ chức trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam quản lý tập thể trong lĩnh vực văn học; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả văn học Việt Nam.
– Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam – RIAV: Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận; được thành lập năm 2003 để bảo vệ nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam.
– Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam – VIETRRO: Tổ chức xã hội – nghề nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm; phổ biến các giá trị văn hóa, khoa học và nghệ thuật tới công chúng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức đại diện quyền tác giả?
Theo khoản 3 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả; quyền liên quan có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
– Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác;
– Hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế; và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;
– Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định thì:
Tiển nhuận bút, tiền thù lao và các quyền lợi vật chất khác là những lợi ích mà chủ sở hữu quyền tác giả nhận được khi cho phép các tổ chức; cá nhân khác sử dụng tác phẩm của mình.
Khi xây dựng biểu mức nhuận bút, thù lao, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả phải đáp ứng được các nguyên tắc tại khoản 2 Điều 43 Nghị định này như sau:
– Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo; tổ chức, cá nhân khai thác; sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.
– Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại; hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.
– Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.
– Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
Tiền nhuận bút, thù lao được tính theo nguyên tắc nào?
Theo đó, nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định theo các nguyên tắc sau:
– Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.
– Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.
– Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với hình thức khai thác, sử dụng.
– Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Đồng tác giả có quyền gì theo quy định của pháp luật?
- Thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả?
- Làm thế nào để đăng ký quyền tác giả theo quy định pháp luật?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả quyền liên quan là gì?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần; hoặc toàn bộ tác phẩm văn học. Nghệ thuật và khoa học.
Người hỗ trợ, góp ý kiến; hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
ngoài ra, Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.