Tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong kinh doanh bảo hiểm là gì?

22/12/2021
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo luật kinh doanh bảo hiểm
739
Views

Với những quy định và những nguyên tắc quy định riêng; thì tổ chức bảo hiểm tương hỗ ra đời nhằm mục đích tương trợ; giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên có cùng lĩnh vực, ngành nghề, hoặc có cùng loại rủi ro với nhau. Với nguyên tắc hoạt động trên thì tổ chức bảo hiểm tương hỗ đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp bảo hiểm cùng kinh doanh; cũng như tổ chức cá nhân khác có cùng lĩnh vực này. Vậy để hiểu thêm về tổ chức bảo hiểm tương hỗ; hãy cùng Luật sư 247 đi tìm hiểm tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong kinh doanh bảo hiểm là gì?

Căn cứ pháp lý

Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung năm 2019.

Nội dung tư vấn

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là gì?

Theo luật kinh doanh bảo hiểm năm 2019 thì định nghĩa như sau:

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm; nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.

Đặc điểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Từ khái niệm tổ chức bảo hiểm tương hỗ là gì? chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của doanh nghiệp bảo hiểm này như sau:

  • Là tổ chức có tư cách pháp nhân; có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề; có cùng loại rủi ro.
  • Có thành viên vừa là bên mua bảo hiểm; vừa là chủ sở hữu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn và tài sản của mình.

Quy định về thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Một số quy định về thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm này là:

  • Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề, có nhu cầu bảo hiểm đều có quyền tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ; với tư cách là thành viên sáng lập.
  • Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Quy định về số lượng thành viên tối thiểu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Căn cứ quy định tại Nghị định 18/2005/NĐ-CP thì:

-Số lượng thành viên tối thiểu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thấp hơn 10 thành viên.

-Trường hợp số lượng thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ thấp hơn số thành viên tối thiểu theo quy định; tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng; nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Trong trường hợp tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thể tăng số lượng thành viên; theo kế hoạch đã được Bộ Tài chính phê duyệt; Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể; để quyết định chấm dứt hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; hoặc chuyển đổi tổ chức bảo hiểm tương hỗ sang hình thức doanh nghiệp bảo hiểm khác; theo quy định của pháp luật.

Giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Quy định về giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là gì? Thì nó được quy định rõ trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2019:

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; thì thực hiện theo quy định của Chính phủ, cụ thể tại Nghị định 18/2005/NĐ-CP như sau:

  • Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích tương trợ; giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là các tổ chức; cá nhân Việt Nam hoạt động trong cùng một lĩnh vực; ngành nghề hoặc sinh sống trên cùng một địa bàn và có cùng loại rủi ro. Trong đó, tên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thể hiện rõ tính chất tương hỗ; và phải có cụm từ “Bảo hiểm tương hỗ”, viết tắt là “BHTH”.
  • Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là bên mua bảo hiểm; vừa là chủ sở hữu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Các thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ đều có quyền tham gia quản lý; kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
  • Tổ chức bảo hiểm tương hỗ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn; và tài sản của mình.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Luật sư 247; về nội dung “Tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong kinh doanh bảo hiểm là gì?”. Rất mong bài viết hữu ích với bạn đọc trong công việc và trong cuộc sống.

Hãy liên hệ với chúng tôi khi có những thắc mắc cần giải đáp; và khi có nhu cầu về dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ có những quyền gì?

-Được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm mà thành viên đó đã giao kết với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
-Được hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo quy định tại Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
-Tham dự hoặc uỷ quyền cho người khác tham dự Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; ứng cử, bầu cử vào bộ máy quản lý và các chức danh được bầu khác của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; theo Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Nghĩa vụ của thàh viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ là gì

-Thực hiện các nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
-Chấp hành điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ và các nghị quyết được thông qua tại Đại hội thành viên.
-Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, khoản lỗ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
-Phải cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; ngay sau khi doanh nghiệp này được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

Góp vốn thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ được quy định như thế nào?

Vốn thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ sẽ được góp bằng tiền; các loại giấy tờ có giá chuyển đổi được thành tiền vào tài khoản phong toả; mở tại một ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Việc phong toả tài khoản sẽ chấm dứt; ngay sau khi tổ chức bảo hiểm tương hỗ được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.