Tiêu chuẩn chức danh kế toán viên trung cấp từ 18/7/2022: Kiểm ngân viên, thủ quỹ kho bạc, cơ quan có được dự thi nâng ngạch kế toán viên không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kế toán viên trung cấp?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên trung cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về chức trách, nhiệm vụ của kế toán viên trung cấp như sau:
“Điều 8. Kế toán viên trung cấp (mã số 06.032)
1. Chức trách
Kế toán viên trung cấp là công chức thực thi các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở trong các cơ quan, tổ chức, thực hiện các công việc kế toán ở đơn vị có khối lượng công việc kế toán tại các đơn vị nhỏ, không phát sinh nhiều nghiệp vụ kế toán hoặc một phần hành kế toán ở đơn vị kế toán.
2. Nhiệm vụ
a) Thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công phụ trách;
b) Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuộc phần hành, phần việc được phân công phụ trách;
c) Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo khác hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán, chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo;
d) Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách;
đ) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách.”
Theo đó, kiểm toán viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở và có trách nhiệm thực hiện những công việc kế toán đơn giản như thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ và phân loại chứng từ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Kế toán viên trung cấp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo và bồi dưỡng của kế toán viên trung cấp như sau:
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được các chế độ, quy định kế toán ngành, lĩnh vực; các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong đơn vị, trong ngành;
b) Hiểu rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;
c) Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ trong đơn vị;
d) Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử; có khả năng tham gia triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên;
đ) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.
Theo đó, quy định mới tại Thông tư 29/2022/TT-BTC bãi bỏ các yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ về tin học đối với kế toán viên trung cấp chỉ cần đảm bảo sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn đối với công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên trung cấp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về Tiêu chuẩn đối với công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên trung cấp như sau: Đối với công chức đang giữ các ngạch kiểm ngân viên (mã số 07.047), thủ quỹ ngân hàng (mã số 06.034), thủ quỹ cơ quan, đơn vị (mã số 06.035) dự thi nâng ngạch lên ngạch Kế toán viên trung cấp thì phải có thời gian giữ ngạch kiểm ngân viên, thủ quỹ ngân hàng, thủ quỹ cơ quan, đơn vị và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì thời gian giữ ngạch kiểm ngân viên, thủ quỹ ngân hàng, thủ quỹ cơ quan, đơn vị tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng liên tục tỉnh đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Như vậy, từ vị trí thủ quỹ cơ quan chỉ có thể nâng ngạch lên kế toán viên trung cấp khi có thời gian giữ ngạch thủ quỹ cơ quan, đơn vị và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Và bạn chỉ có thể dự thi nâng ngạch lên kế toán viên trung cấp chứ không thể dự thi nâng ngạch lên kế toán viên cao cấp.
Mời bạn xem thêm:
- Có bằng cử nhân Luật có thể làm kế toán viên cao cấp không?
- Làm hư hỏng tài liệu kế toán thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tiêu chuẩn làm kế toán viên theo quy định pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chức trách nhiệm vụ của Nhân viên bảo vệ kho dự trữ?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp,nộp báo cáo tài chính năm 2022, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Kế toán viên là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về kế toán làm việc tại các cơ quan, tổ chức, thực hiện các công việc của một hoặc nhiều phần hành kế toán hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị.
Theo điều 7 của Thông tư 29/2022/TT-BTCĐối với công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này phải đang giữ ngạch kế toán viên trung cấp và có thời gian giữ ngạch kế toán viên trung cấp hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch kế toán viên trung cấp tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch kế toán viên trung cấp được quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 77/2019/TT-BTC, cụ thể:
– Nắm được các chế độ, quy định kế toán ngành, lĩnh vực; các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong đơn vị, trong ngành;
– Hiểu rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;
– Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ trong đơn vị;
– Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng máy tính, các công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử; có khả năng tham gia triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên.