Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc hòa giải, đối thoại được thực hiện cả trong tố tụng và ngoài tố tụng với nhiều cơ quan tổ chức khác nhau thực hiện. Việc thực hiện hòa giải hiện nay đã lại mang nhiều kết quả tích cực, rất nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu kiện đã hòa giải thành, đối thoại thành; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, số vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án ngày càng tăng, đang trở thành áp lực cho Tòa án. Vì vậy, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về tiêu chí xác định vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành trong bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp luật
Nguyên tắc chung về xác định hòa giải thành, đối thoại thành trong giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính
Sau khi thụ lý vụ án dân sự, vụ án hành chính, Thẩm phán tiến hành hòa giải, đối thoại mà sau khi hòa giải, đối thoại, người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc các đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án không phải đưa vụ án ra xét xử thì được xác định là hòa giải thành, đối thoại thành.
Sau khi thụ lý việc dân sự về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, Thẩm phán tiến hành hòa giải mà sau khi hòa giải, vợ chồng đoàn tụ thì được xác định là hòa giải thành.
Các trường hợp cụ thể để tính vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành như hướng dẫn tại Mục 2 dưới đây.
Cách tính vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành
Vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây được tính là vụ việc hòa giải thành
a) Các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 và Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
b) Sau khi hòa giải, nguyên đơn rút đơn khởi kiện; Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; dân sự với lý do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
c) Vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được Thẩm phán tiến hành hòa giải mà sau khi hòa giải, vợ, chồng không đoàn tụ nhưng thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản chung Tòa án quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại các Điều 212, 213 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
d) Việc dân sự về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con; chia tài sản khi ly hôn mà sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ; Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Vụ án hành chính thuộc một trong các trường hợp sau đây được xác định là vụ việc đối thoại thành
a) Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện; Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Khoản 2 Điều 140 Luật tố tụng hành chính 2015;
b) Trường hợp sau khi đối thoại, người bị kiện ban hành quyết định hành chính mới; hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện; và người khởi kiện rút đơn khởi kiện như đã cam kết tại phiên họp đối thoại; Tòa án ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành; đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Khoản 3 Điều 140 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Những vụ việc nào được xác định hòa giải thành, đối thoại thành?
-Theo Công văn số 55/TANDTC-PC thì nguyên tắc chung để xác định hòa giải thành; đối thoại thành trong giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính là:
– Đối với vụ án được xác định là hòa giải thành, đối thoại thành là vụ án dân sự, vụ án hành chính sau khi thụ lý Thẩm phán tiến hành hòa giải, đối thoại mà sau khi hòa giải, đối thoại, người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc các đương sự thống nhất được với nhau về giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án không phải đưa vụ án ra xét xử.
– Đối với việc dân sự về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, Thẩm phán tiến hành mà sau khi hòa giải, vợ chồng đoàn tụ.
-Đồng thời Công văn nêu trên cũng hướng dẫn các tính vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành.
Có thể bạn quan tâm:
- Quy định về hòa giải và thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự
- Thủ tục tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tiêu chí xác định vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Xây dựng cơ chế pháp lý mới hiệu quả về hòa giải, đối thoại tại Tòa án để cơ quan; tổ chức, cá nhân lựa chọn giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.
– Thu hút, phát huy nguồn nhân lực có kiến thức; và kinh nghiệm trong xã hội tham gia phối hợp cùng Tòa án tiến hành hòa giải; đối thoại để giải quyết các tranh chấp dân sự; khiếu kiện hành chính.
– Nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính; tăng tỷ lệ hòa giải thành; đối thoại thành và hiệu quả thi hành kết quả hòa giải, đối thoại.
1. Bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Đối thoại tại Tòa án là hoạt động đối thoại do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính, nhằm hỗ trợ các bên tham gia đối thoại thống nhất giải quyết khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này.