Tiền thưởng Tết tính thuế TNCN như thế nào?

21/09/2023
Tiền thưởng Tết tính thuế TNCN như thế nào?
311
Views

Lương tháng 13, còn được gọi là tiền thưởng cuối năm hoặc lương tháng thứ 13, là một khoản tiền bổ sung mà một số công ty hoặc tổ chức trả cho nhân viên của họ vào cuối năm. Nó không phải là một phần trong lương cố định hàng tháng mà nhân viên nhận trong suốt năm, mà là một khoản tiền thưởng bổ sung dành cho các thành tích làm việc tốt hoặc để trang trải chi phí phát sinh trong dịp cuối năm. Vậy tiền thưởng Tết tính thuế TNCN như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019

Lương tháng 13 (tiền thưởng Tết) là gì?

Lương tháng 13 không phải tất cả các công ty đều trả lương tháng 13 cho nhân viên của mình. Việc trả lương tháng 13 và cách tính toán nó có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng công ty. Thông thường, lương tháng 13 được tính dựa trên mức lương hàng tháng và thời gian làm việc trong năm.

Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa thế nào là “lương tháng 13”, tuy nhiên ở một số văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cũng đã đề cập đến.

Ví dụ: Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2018 của Bộ LĐ-TB&XH.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, lương tháng 13 là tên gọi do người lao động và doanh nghiệp tự đặt, bản chất nó là khoản thưởng theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.

Tiền thưởng Tết có phải nộp thuế TNCN không?​

Tiền thưởng Tết là một khoản tiền bổ sung mà một số công ty hoặc tổ chức trả cho nhân viên nhân dịp kỷ niệm Tết Nguyên đán, ngày lễ quan trọng và truyền thống của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tiền thưởng Tết thường được xem như một phần của phúc lợi nhân viên và là một cách để công ty tri ân và động viên nhân viên trong dịp Tết.

Nếu đạt được đến mức thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì tiền thưởng Tết và lương tháng 13 của người lao động phải nộp thuế TNCN bởi:

Tiền lương tháng 13 là khoản tiền người lao động được nhận vào dịp cuối năm nếu các bên có thoả thuận. Khoản tiền này cũng mang tính chất như tiền lương, tiền công, cũng dựa vào công việc được giao để trả cho người lao động.

Tuy nhiên, khoản tiền này hiện không được quy định cụ thể tại bất cứ văn bản pháp luật nào mà được thực hiện theo thoả thuận của các bên.

Tiền thưởng Tết là số tiền hoặc tài sản hoặc hình thức khác mà người sử dụng lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh… để thưởng cho người lao động (theo Điều 104 Bộ luật Lao động đang có hiệu lực).

Về vấn đề, tiền lương tháng 13, thưởng Tết có phải đóng TNCN hay không thì căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012:

Điều 3. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

[…]

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

Như vậy, nếu thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản tiền có tính chất tiền lương, tiền công trong đó có lương tháng 13 và thưởng Tết sẽ phải nộp thuế TNCN nếu đạt đến mức phải nộp.

Đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 2 Thông tư số 111 năm 2013, các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức đều là đối tượng phải đóng thuế TNCN trừ tiền thưởng kèm danh hiệu thi đua hoặc do Nhà nước phong tặng; kèm giải thưởng quốc gia, quốc tế; về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh…

Như vậy, thưởng Tết, lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, tiền đóng bảo hiểm xã hội, các khoản giảm trừ khác…) mà vẫn đạt đến mức phải nộp thuế TNCN.

Tiền thưởng Tết tính thuế TNCN như thế nào?
Tiền thưởng Tết tính thuế TNCN như thế nào?

Tiền thưởng Tết tính thuế TNCN như thế nào?

Việc trả tiền thưởng Tết và số tiền được trả cụ thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng công ty. Một số công ty có thể xác định số tiền thưởng theo các tiêu chí như thâm niên làm việc, vị trí công việc, hiệu suất làm việc, hoặc dựa trên doanh thu và lợi nhuận của công ty. Mức tiền thưởng Tết có thể dao động từ một số nhỏ đến một số lớn tùy thuộc vào tình hình và khả năng tài chính của công ty.

Người sử dụng lao động thưởng Tết, lương tháng 13 vào tháng nào (tháng dương lịch) thì cộng khoản thưởng, lương tháng 13 vào lương của người lao động nhận được trong tháng đó rồi tính thu nhập chịu thuế.

Cụ thể công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương được tính theo từng bậc thu nhập và áp dụng theo công thức sau:

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = (Tổng thu nhập – các khoản được miễn) – các khoản giảm trừ

Thuế suất được tính theo phương pháp lũy tiến từng phần:

BậcPhần thu nhập tính thuế/nămPhần thu nhập tính thuế/thángThuế suất
1Đến 60 triệu đồngĐến 5 triệu đồng5%
2Trên 60 – 120 triệu đồngTrên 05 – 10 triệu đồng10%
3Trên 120 – 216 triệu đồngTrên 10 – 18 triệu đồng15%
4Trên 216 – 384 triệu đồngTrên 18 – 32 triệu đồng20%
5Trên 384 – 624 triệu đồngTrên 32 – 52 triệu đồng25%
6Trên 624 – 960 triệu đồngTrên 52 – 80 triệu đồng30%
7Trên 960 triệu đồngTrên 80 triệu đồng35%

Ngoài ra, để thuận tiện cho việc tính thuế, độc giả có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn như sau:

BậcThu nhập tính thuế (triệu đồng – trđ)/thángThuế suấtTính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 5 trđ5%0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)5% TNTT
2Trên 05 – 10 trđ10%0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10% TNTT – 0,25 trđ
3Trên 10 – 18 trđ15%0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0,75 trđ
4Trên 18 – 32 trđ20%1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1,65 trđ
5Trên 32 – 52 trđ25%4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT – 3,25 trđ
6Trên 52 – 80 trđ30%9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT – 5,85 trđ
7Trên 80 trđ35%18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT – 9,85 trđ

Để dễ hình dung, có thể xem ví dụ dưới đây:

Lương ông A tháng 01/2023 là 40 triệu đồng, thưởng Tết 60 triệu đồng và các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Ông A nuôi 02 con dưới 18 tuổi, trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:

– Thu nhập chịu thuế của Ông A là 100 triệu đồng.

– Ông A được giảm trừ các khoản sau:

  • Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng
  • Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4,4 triệu đồng × 2 = 8,8 triệu đồng
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 40 triệu tiền lương × (8% + 1,5% + 1%) = 4,2 triệu đồng.

Lưu ý: Thưởng không tính tiền bảo hiểm => chỉ tính tiền bảo hiểm trên số lương.

Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 24 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế của ông A là: 100 – 24 = 76 triệu đồng

– Số thuế phải nộp:

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần

  • Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%: 05 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
  • Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: (10 – 05 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
  • Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 – 18 triệu đồng, thuế suất 15%: (18 – 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
  • Bậc 4: Thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: (32 – 18 triệu đồng) × 20% = 2,8 triệu đồng
  • Bậc 5: Thu nhập tính thuế trên 32 – 52 triệu đồng, thuế suất 25%: (52 triệu đồng – 32 triệu đồng) × 25% = 05 triệu đồng
  • Bậc 6: Thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%: (76 – 52 triệu đồng) × 30% = 7,2 triệu đồng

– Tổng số thuế ông A phải tạm nộp trong tháng là: 16,95 triệu đồng.

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn

Thu nhập tính thuế trong tháng 76 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 6. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

76 triệu đồng × 30% – 5,85 triệu đồng = 16,95 triệu đồng.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Tiền thưởng Tết tính thuế TNCN như thế nào? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Lương tháng 13 cũng là một khoản thưởng Tết?

Hiện nay Bộ luật Lao động năm 2019 không có quy định nào đề cập đến cụm từ “lương tháng 13”. Do đó, để biết chính xác lương tháng 13 có phải thưởng Tết hay không cần căn cứ vào quy định về tiền lương và thưởng tại Chương VI Bộ luật Lao động năm 2019.
Điều 90 Bộ luật Lao động quy định, tiền lương là số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc.
Trong khi đó, thưởng Tết là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động (theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động).
Có thể thấy, các quy định này cũng không thể hiện rõ lương tháng 13 có phải là tiền thưởng hay không. Do đó, không thể coi lương tháng 13 là tiền thưởng Tết. Việc có hay không có lương tháng 13 là phụ thuộc vào quy chế riêng của từng doanh nghiệp.

Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 không?

Lương tháng 13 là khoản tiền được trả theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động sau cả năm cống hiến cho doanh nghiệp.
Pháp luật không có quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến lương tháng 13 nhưng nếu đã có thỏa thuận về lương tháng 13 trong hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả lương tháng 13 cho nhân viên.
Trường hợp doanh nghiệp không trả lương tháng 13 đúng như thỏa thuận, người lao động có thể thực hiện theo một trong cách cách sau để đòi lại quyền lợi:
Cách 1: Khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Khiếu nại lần 1 đến người sử dụng lao động.
Khiếu nại lần 2 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động chỉ khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sau khi đã khiếu nại tới người sử dụng lao động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của họ.
Cách 2: Tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Việc từ chối chi trả lương tháng 13 khi đã có thỏa thuận là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.
Theo Điều 37 Nghị định 24 năm 2018, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Để được xem xét giải quyết cũng như chứng minh doanh nghiệp vi phạm, người lao động cần gửi các bằng chứng kèm theo đơn tố cáo.
Cách 3: Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Hòa giải viên lao động.
Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, với các tranh chấp lao động cá nhân về lương tháng 13 thì phải giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Do đó, người lao động cần làm đơn gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để các cơ quan này cử hòa giải viên lao động tiếp nhận và giải quyết tranh chấp.

Lương tháng 13 bắt nguồn khi nào?

Theo các chuyên gia kinh tế, lương tháng 13 thực chất là một trong những chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong giai đoạn trước đây, khi Việt Nam mới gia nhập nền kinh tế thị trường và còn nhiều bất cập.
Giai đoạn này rơi vào trước năm 2000, theo đó, thay vì người lao động được hưởng lương trọn vẹn theo tháng thì doanh nghiệp sẽ tự trích ra một khoản làm quỹ dự phòng phòng khi người lao động ốm đau, bệnh tật…
Sau 12 tháng làm việc, nếu người lao động không xảy ra sự cố gì thì doanh nghiệp sẽ trả lại khoản tiền này cho người lao động và gọi nôm na là lương tháng 13. Điều này đồng nghĩa với việc, lương tháng 13 không phải là tiền thưởng.
Theo thời gian, khi chính sách tiền lương đã rõ ràng hơn, các doanh nghiệp đều thống nhất trả đủ lương hàng tháng cho người lao động, không giữ lại bất cứ khoản nào, do đó, lương tháng 13 theo cách trên cũng không còn nữa.
Lúc này, lương tháng 13 được các doanh nghiệp dùng để gọi tên khoản tiền tăng thêm cho người lao động. Và như đã đề cập, khoản tiền này có thể có hoặc không trong dịp cuối năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.