Tích trữ hàng hóa và bán lại giá cao trong mùa dịch bị xử lý ra sao?

21/10/2021
715
Views

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh sự đóng góp, tài trợ, lá lành đùm lá rách của các nhà hảo tâm; thì vẫn còn rất nhiều thành phần nhân cơ hội đầu cơ tích trữ hàng hóa, thiết bị y tế, thuốc thang;… để bán lại với giá cao thu lợi nhuận bất chính. Đặc biệt mặt hàng được quan tâm hơn cả là khẩu trang y tế. Liệu rằng hoạt động này sẽ bị xử lý ra sao? Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc ngay sau đây:

Thế nào là tội đầu cơ?

Đầu cơ là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm; hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính.

Các yếu tố cấu thành tội đầu cơ?

Mặt khách quan của tội đầu cơ:

Có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm; hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa một cách giả tạo trong tình hình thiên tai; dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để mua vét hàng hóa (được coi là khan hiếm) có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính.

– Lợi dụng tình hình khan hiếm: Được hiểu là do điều kiện hoàn cảnh nhất định như thiên tai; dịch bệnh, chiến tranh ;hoặc tình hình khó khăn về kinh tế một số loại hàng hóa không đủ cung ứng cho thị trường dẫn đến bị khan hiếm người phạm tội đã mua vét những hàng hóa bị khan hiếm đó nhằm bán lại thu lợi bất chính.

– Tạo ra sự khan hiếm giả tạo: Được hiểu là trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; hoặc tình hình khó khăn về kinh tế; mặc dù các loại hàng hóa cần thiết không bị thiếu nhưng lợi dụng tình hình này người phạm tội đã tích trữ hàng hóa găm hàng để tạo ra sự khan hiếm giả tạo; để mua vét hàng hóa nhằm để bán lại thu lợi bất chính.

– Mua vét hàng hóa được hiểu là hành vi mua hàng để dự trữ vối mục đích chò giá cao; hoặc đẩy giá cao lên để bán thu lợi bất chính.

– Số lượng hàng hóa phải là có số lượng lớn (theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền). Nếu số lượng không lớn thì không đủ yếu tố cấu thành tội này. Việc có bán lại hàng hóa hay chưa; có thu lợi hay chưa không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc.

– Gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Việc mua vét hàng hóa bán lại nhằm thu lợi bất chính như nêu trên mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội đầu cơ:

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế; cụ thể là trật tự quản lý việc lưu thông hàng hóa, chống đầu cơ trục lợi; và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm là hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá; hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá. Ví dụ: lúa, gạo, muối, xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng,… trừ những hàng hóa vật phẩm là đối tượng tác động của các tội phạm khác đã được quy định thành tội phạm riêng.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mục đích nhằm bán lại thu lợi bất chính là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Nếu việc mua vét hàng hóa không có mục đích bán lại thu lợi bất chính như mua vét để cứu trợ, để tặng cho các tổ chức cá nhân với mục đích từ thiện thì không cấu thành tội này.

Chủ thể:

Chủ thể của tội đầu cơ là bất kỳ người nào, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt đối với tội đầu cơ?

Điều 196 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Như vậy, theo quy định trên thì có 3 khung hình phạt đối với loại tội này. Ngoài ra, người phạm tội,còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm

 Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tích trữ hàng hóa và bán lại giá cao trong mùa dịch bị xử lý ra sao?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ra ngoài không đeo khẩu trang trong những ngày giãn cách xã hội thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

Không xét nghiệm covid-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế có bị phạt không?

Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

Người trốn khỏi khu cách ly bị xử phạt như thế nào?

Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận