Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

23/08/2023
Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?
107
Views

Người dân Việt Nam có được cuộc sống độc lập, tự do, ấm no như ngày hôm này một phần là nhờ sự chiến đấu kiên cường, mạnh mẽ, bất khuất của các anh hùng dân tộc. Chính vì vậy, nhà nước ta đã có nhiều chính sách, chế độ hỗ trợ cho thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng. Một trong những chế độ điển hình có thể kể đến đó là nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho thương binh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế như thế nào nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 131/2021/NĐ-CP;
  • Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

Xem xét công nhận thương binh trên các điều kiện nào?

Ở Việt Nam, những người có công với cách mạng như thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng,… sẽ được hưởng nhiều chính sách, chế độ từ nhà nước. Đây chỉ là một chút tấm lòng cũng như sự biết ơn, tri ân sâu sắc đến sự hi sinh vì nền độc lập của nước nhà. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân nào cũng được gọi là thương binh. Để được xem là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thì phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Theo khoản 6 Điều 34 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:

6. Xem xét công nhận thương binh theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh bao gồm các yếu tố sau:

  • Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc.
  • Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân.
  • Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
  • Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được tặng thưởng Huân chương và được cơ quan quản lý nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.

Theo đó, để xem xét công nhận thương binh cần dựa trên các yếu tố sau:

  • Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc.
  • Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân.
  • Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
  • Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được tặng thưởng Huân chương và được cơ quan quản lý nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.
Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?
Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc mà công dân Việt Nam phải tham gia. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân phải đóng tiền theo mức mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, đối với thương binh thì họ sẽ được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hay nói cách khác nhà nước sẽ đóng bảo hiểm y tế cho họ.

Một trong các chế độ ưu đãi đối với thương binh là bảo hiểm y tế và thương binh là đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.

Cụ thể, khoản 3 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Đối chiếu với quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, thương binh gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng.

Như vậy, thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế hay nói cách khác thương binh được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Hằng quý, ngân sách nhà nước chuyển số tiền đóng bảo hiểm y tế vào quỹ bảo hiểm y tế. Mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở = 6% * 1.490.000 đồng = 89.400 đồng/tháng (từ 01/7/2023, lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng, kéo theo, mức đóng hằng tháng tối đa sẽ bằng 108.000 đồng).

Chế độ bảo hiểm y tế cho thương binh như thế nào?

Cũng như những người tham gia bảo hiểm y tế khác thì thương binh cũng được hưởng những chế độ khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, mức hưởng sẽ có phần khác so với người tham gia bảo hiểm y tế khác. Theo quy định pháp luật hiện hành, mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của thương binh.

Tùy từng trường hợp, thương binh được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến với mức hưởng như sau:

  • 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng đối với thương binh suy giảm khả năng lao động từ 21% – 80%
  • 100% chi phí khám, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên/khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.

Theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT và khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các trường hợp được xác định là đúng tuyến KCB BHYT gồm:

  • Khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu;
  • Khám, chữa bệnh tại nơi được thông tuyến;
  • Khám, chữa bệnh có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu;
  • Trường hợp cấp cứu;
  • Khám, chữa bệnh trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.

Trong các trường hợp trên, tùy thuộc vào từng trường hợp mà thương binh được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả hoặc 100% chi phí khám chữa bệnh không giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.

Cụ thể, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:

  • Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
  • Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
  • Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
  • Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
  • Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
  • Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
  • Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

Như vậy, thương binh được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trừ trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được hưởng 40% chi phí khám, chữa bệnh (theo Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014).

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thương binh được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như tư vấn pháp lý luật về chi phí làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bao gồm những gì?

Theo Điều 24 Pháp lệnh 02, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được hưởng các chế độ sau:
(1) Hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh.
Cụ thể, theo Phụ lục II, III Nghị định 59/2019/NĐ-CP, mức trợ cấp cho thương binh sẽ dựa trên mức suy giảm khả năng lao động của từng thương binh với số tiền từ 1.094.000 – 5.207.000 đồng.
(2) Hưởng phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên:
+ Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: 815.000 đồng/tháng;
+Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng: 1.670.000 đồng/tháng.
(Căn cứ phụ lục I Nghị định 59)
(3) Được cấp bảo hiểm y tế.
(4) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
(5) Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
(6) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.
(7) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.
(8) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.
(9) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.
(10) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.
(11) Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Đối tượng được hưởng các chế độ dành cho thương binh bao gồm những ai?

Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh khi thuộc một trong các trường hợp:
– Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
– Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;
– Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
– Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;
– Làm nghĩa vụ quốc tế;
– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
– Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
– Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;
– Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;
– Người đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Ngoài ra, người không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an nhân dân nhưng bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp trên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh.

Thế nào là thương binh hạng 4/4?

Tham khảo tinh thần của Nghị định 236-HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng như sau:
– Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.
– Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật; mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.
– Hạng 3: mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật; mất khả năng lao động ở mức trung bình.
– Hạng 4: mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật; giảm nhẹ khả năng lao động.
Như vậy, có thể hiểu thương binh hạng 4/4 là thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% tới 40%.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.