Thương binh khi chết được hưởng chế độ gì?

23/08/2023
Thương binh khi chết được hưởng chế độ gì?
155
Views

Để có được đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay thì không thể không kể đến những người có công với cách mạng đã chiến đấu hy sinh quên bản thân mình. Chính vì những công lao to lớn ấy mà nhà nước ta đã có những chính sách, chế độ hỗ trợ cho thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng,… và cả người thân của thương binh khi thương binh chết. Vậy thương binh khi chết được hưởng chế độ gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 131/2021/NĐ-CP

Thương binh khi chết được hưởng chế độ gì?

Thương binh là những người có công với đất nước. Để được xem xét là thương binh thì phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định. Theo quy định pháp luật, khi thương binh chết thì thân nhân sẽ được hưởng nhiều chế độ như trợ cấp tuất, trợ cấp tuất nuôi dưỡng. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về những chế độ thân nhân được hưởng khi thương binh chết:

Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì vợ được hưởng các chế độ sau:

– Trợ cấp tuất hằng tháng khi đủ tuổi nghỉ hưu = 911.000 đồng/tháng;

– Trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng khi  đủ tuổi nghỉ hưu và sống cô đơn: 911.000 + 1.299.000 = 2.210.000 đồng/tháng;

– Trợ cấp một lần = 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng của thương binh;

– Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở:

  • Trước 01/7/2023 = 10 * 1.490.000 = 14.900.000 đồng.
  • Từ 01/7/2023 = 10 * 1.800.000 = 18.000.000 đồng.

Căn cứ khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 25 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp như sau:

“2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đạc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Như vậy, có thể thấy, các chế độ trợ cấp này chỉ áp dụng đối với vợ của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết (tức thương binh hạng 1/4 và hạng 2/4).

Thủ tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

Như đã phân tích ở trên, khi thương binh chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng. Mức trợ cấp này được pháp luật chi trả dựa trên công thức được quy định trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, để được hưởng những trợ cấp này thì thân nhân của thương bình phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ quy định tại Điều 124 Nghị định 131/2021/NĐ-CP thì thủ tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng đối với vợ của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết như sau:

Bước 1: Thân nhân của thương binh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương binh thường trú trước khi chết gồm:

  • Bản khai để giải quyết chế độ ưu đãi khi người có công từ trần (theo mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021)
  • Bản sao được chứng thực từ giấy báo tử/trích lục khai tử.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo, có trách nhiệm:

  • Xác nhận bản khai.
  • Cấp giấy xác nhận đối với trường hợp sống cô đơn và không còn thân nhân.
  • Gửi các giấy tờ trên đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi thương binh thường trú trước khi từ trần.

Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ.

Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tuất và ra quyết định trợ cấp.

Thủ tục hưởng trợ cấp một lần khi thương binh hạng 1, hạng 2 chết

Theo quy định pháp luật hiện hành, thương binh được phân thành nhiều loại như thương binh hạng 1, thương binh hạng 2,… Việc phân chia như vậy là để tính những mức trợ cấp cho thương binh khi chết. Theo đó, mỗi hạng thương binh thì sẽ có mức trợ cấp khác nhau. Để được hưởng những trợ cấp này thì đại diện thân nhân phải chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ để được hưởng.

Theo Điều 123 Nghị định 131/2021, hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp một lần khi thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết như sau:

Bước 1: Đại diện thân nhân có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP; quyết định giải quyết trợ cấp một lần theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP; thực hiện ghép, lưu hồ sơ.

Thương binh khi chết được hưởng chế độ gì?
Thương binh khi chết được hưởng chế độ gì?

Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp mai táng khi thương binh hạng 1, hạng 2 chết

Thương binh khi chết thì thân nhân được hưởng nhiều trợ cấp trong đó có trợ cấp mai táng. Đối với mỗi hạng thương bình thì sẽ có mức hưởng trợ cấp mai táng khác nhau, tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật của thương binh. Dưới đây là hướng dẫn chuẩn bị về hồ sơ, thủ tục để được hưởng trợ cấp mai tạng đối với thân nhân có thương binh hạng 1, hạng 2 chết.

Điều 122 Nghị định 131/2021 quy định hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp mai táng phí khi thương binh hạng 1, hạng 2 chết như sau:

Bước 1: Cá nhân/tổ chức thực hiện mai táng có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; ban hành quyết định giải quyết trợ cấp mai táng theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; thực hiện ghép, lưu hồ sơ.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Thương binh khi chết được hưởng chế độ gì? hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu đơn hợp thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thương binh là gì?

 
Theo khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
– Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;
– Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
– Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;
– Làm nghĩa vụ quốc tế;
– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
– Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
– Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;
– Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;
– Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Như vậy, thương binh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.

Thế nào là thương binh hạng 4/4?


Tham khảo tinh thần của Nghị định 236-HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng như sau:
– Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.
– Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật; mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.
– Hạng 3: mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật; mất khả năng lao động ở mức trung bình.
– Hạng 4: mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật; giảm nhẹ khả năng lao động.
Như vậy, có thể hiểu thương binh hạng 4/4 là thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% tới 40%.

Chế độ thương binh hạng 4/4 được quy định như thế nào?

Thương binh hạng 4/4 được hưởng một số ưu đãi theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
(1) Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh như sau:
Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 75/2021/NĐ-CP, mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP.
(2) Bảo hiểm y tế.
(3) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
(4) Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
(5) Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020. Cụ thể như sau:
– Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
– Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
– Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
– Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
– Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
(6) Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu bao gồm:
Nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.