Thuế thu nhập cá nhân trên Tiktok quy định như thế nào?

18/09/2023
Thuế thu nhập cá nhân trên Tiktok quy định như thế nào?
166
Views

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế quen thuộc đối với chúng ta. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào những người lao động làm việc có thu nhập cao. Do đó, người lao động có thu nhập càng cao sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân càng nhiều. Để biết được bản thân đóng bao nhiêu tiền thuế thì người lao động cần tìm hiểu các quy định pháp luật. Vậy thuế thu nhập cá nhân trên Tiktok quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 40/2021/TT-BTC;
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Thuế thu nhập cá nhân trên Tiktok quy định như thế nào?

Về nguyên tắc tính thuế, thì cá nhân, hộ gia đình kinh doanh có doanh thu từ 100.000.000 đồng trở lên thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Những cá nhân, hộ gia đình có doanh thu dưới mức này thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây là quy định về nguyên tắc tính thuế thu nhập cá nhân trên Tiktok.

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau:

Điều 4. Nguyên tắc tính thuế

1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Theo đó, nếu người bán hàng trên nền tảng Tiktok có doanh thu hoạt động kinh doanh từ 100.000.000 đồng trở lên trong năm dương lịch thì phải đóng thuế GTGT và thuế TNCN.

Căn cứ tính thuế của người bán hàng trên Tiktok?

Ngoài quy định nguyên tắc tính thuế, pháp luật về thuế còn quy định căn cứ, công thức tính thuế. Việc quy định như vậy với mục đích làm cơ sở cho việc tính thuế cũng như phục vụ cho chức năng quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền. Mỗi cá nhân, hộ gia đình sẽ có mức thuế thu nhập cá nhân khác nhau tùy thuộc vào doanh thu.

Theo Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế như sau:

Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

1. Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

a) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3. Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.

Theo đó, căn cứ tính thuế của người bán hàng trên Tiktok quy định như sau:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm:

+ Thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

+ Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.

+ Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định.

+ Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN).

+ Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm:

+ Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề;

+ Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề phải thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

Trường hợp không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật.

– Xác định số thuế phải nộp:

+ Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

+ Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.

Thuế thu nhập cá nhân trên Tiktok quy định như thế nào?
Thuế thu nhập cá nhân trên Tiktok quy định như thế nào?

Người bán hàng trên Tiktok không đóng thuế bị phạt như thế nào?

Đóng thuế thu nhập cá nhân là một trong những nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình khi kinh doanh có doanh thu trên Tiktok. Trường hợp người bán hàng trên Tiktok cố tình trốn thuế hay gian lận thuế khi bị phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Dưới đây là các quy định xử phạt về hành vi vi phạm liên quan đến thuế.

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày.

– Phạt 5.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

– Phạt 8.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Phạt 15.000.000 đồng – 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế

Trường hợp số tiền phạt lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền.

Đồng thời buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và hồ sơ khai thuế khi không thực hiện việc đăng ký thuế.

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Như vậy, người bán hàng trên Tiktok thì sẽ đóng thuế nếu có phát sinh thu nhập trên 100.000.000 đồng/năm dương lịch. Trường hợp không đăng ký thuế và chậm đóng thuế có thể bị xử phạt lên đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thuế thu nhập cá nhân trên Tiktok quy định như thế nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo đơn thừa kế đất đai… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đóng thuế khi bán hàng trên Tiktok như thế nào?

Hiện nay, Tiktok đã đăng ký thuế tại Việt Nam và những người bán hàng trên Tiktok sẽ đóng thuế theo hình thức như sau:
– Nếu người bán hàng đã đăng ký thuế tại Việt Nam thì cung cấp cho TikTok mã số thuế và TikTok sẽ không thu các khoản thuế phát sinh từ các giao dịch của người bán tại Việt Nam sau khi mã số thuế của người bán được xác minh.
Người bán hàng có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế GTGT và thuế TNCN phát sinh từ các giao dịch mua của người bán.
– Nếu người bán là doanh nghiệp chưa đăng ký thuế tại Việt Nam hoặc trường hợp mã số thuế do người bán cung cấp chưa được xác minh, TikTok sẽ thu 5% thuế GTGT và 5% thuế TNDN từ người bán và nộp lại cho Tổng cục Thuế Việt Nam.

Lập Tiktok Shop có cần mã số thuế không?

Lập Tiktok Shop không nhất thiết phải có mã số thuế, cụ thể, nếu đăng ký Tiktok Shop đối với loại hình “Công ty” thì cần cung cấp mã số thuế còn theo diện “Hộ gia đình” hoặc “Doanh nghiệp do cá nhân sở hữu” sẽ không cần.

Livestream xem bói trên Tiktok có phạm luật?

Từ xa xưa, xem bói có thể được coi như một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, một “món ăn tinh thần” đối với nhiều người để giải quyết những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Zalo,… người dân có thể xem bói trực tiếp qua livestream mà không cần phải đến tận nơi như trước đây.
Một số hình thức xem bói phổ biến hiện nay được nhiều người quan tâm như: Xem bài Tarot, xem tử vi, xem bói bằng chỉ tay…
Cần khẳng định rằng, pháp luật ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân, đây là một trong những quyền cơ bản được nêu rõ tại Hiến pháp.
Mặc dù vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi mê tín, dị đoan thông qua việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm hại đến chế độ chính trị, an ninh quốc phòng; đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản của người khác và có hành vi trục lợi bất chính.
Điều này đã được nhấn mạnh tại khoản 4, 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016:
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Theo quy định nêu trên, có thể thấy nếu việc xem bói không nhằm mục đích trục lợi, không gây hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự thì sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật và không bị xử lý.
Ngược lại, hành vi livestream xem bói nhằm mục đích trục lợi bất hợp pháp thì được xác định là vi phạm pháp luật.
Thực tế cho thấy, một số livestream hiện nay trên mạng xã hội của thầy bói, cô đồng mang tính chất của hoạt động mê tín dị đoan. Bởi lẽ, những đối tượng này thường lợi dụng sự mệ tín, cả tin của những người dùng mạng xã hội để thu tiền, trục lợi bất chính.
Những người dùng chỉ cần để lại số điện thoại, gửi hình hoặc đôi khi chỉ cần like và comment bên dưới là được phán về tương lai công danh, sự nghiệp, gia đình của người đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.