Thuế đối với thu nhập cá nhân từ đầu tư khác với được chuyển nhượng thế nào?

12/10/2021
Thuế đối với thu nhập cá nhân từ đầu tư khác với được chuyển nhượng thế nào?
441
Views

Khi nhắc đến thuế TNCN, nhiều người dân chỉ biết thuế đối với thu nhập từ tiền lương. Vậy nhưng còn nhiều loại thuế TNCN khác; điển hình đối với trường hợp cá nhân đầu tư vốn hay được chuyển nhượng vốn. Vậy thuế đối với thu nhập cá nhân từ đầu tư khác với được chuyển nhượng thế nào? Thuế thu nhập cá nhân là gì? Hướng dẫn cách tính thuế TNCN thông thường. Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007;
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC

Nội dung tư vấn

Những hiểu biết về thuế TNCN

Đối tượng phải nộp thuế TNCN

Cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế là những đối tượng đánh thuế TNCN, cụ thể như sau:

          – Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

          – Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN?

Thuế TNCN chỉ áp dụng với cá nhân sau khi trừ các khoản giảm trừ thuế mà vẫn còn thu nhập (cụ thể: bản thân 11 triệu đồng/tháng, mỗi người phụ thuộc đăng ký giảm trừ gia cảnh 4.4 triệu đồng/tháng và các khoản đóng bảo hiểm)

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN thông thường:

Việc tính thuế TNCN được áp dụng cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:

          – Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên: tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần:

Thuế TNCN phải nộp=Thu nhập tính thuế TNCNXThuế suất

          – Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ: khấu trừ 10% thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên; không phân biệt có mã số thuế hay không.

          – Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài: tính 20% thuế TNCN

Thuế đối với thu nhập cá nhân từ đầu tư khác với được chuyển nhượng thế nào?

Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn

  • Thu nhập chịu thuế

Gồm: Tiền lãi cho vay; Lợi tức cổ phần; Thu nhập từ đầu tư vốn dưới hình thức khác, không bao gồm thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ (không tính thuế).

  • Cách tính thuế thu nhập từ đầu tư vốn

Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cách tính thuế như sau:

TNCN phải nộp = 5% x Thu nhập tính thuế

Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

  • Thu nhập chịu thuế

Khoản 4 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn gồm:

  1. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

3. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

  • Xác định số thuế TNCN phải nộp

Xác định số thuế khi chuyển nhượng vốn góp

Thuế TNCN = 20% x Thu nhập tính thuế

  • Xác định số thuế khi chuyển nhượng chứng khoán

Thuế TNCN = 0,1% x Thu nhập tính thuế

Lưu ý: Thu nhập tính thuế được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần

Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

  • Thu nhập chịu thuế

Gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng khác,…);

– Thu nhập khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở hoặc sử dụng nhà ở;

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất (thuê quyền sử dụng đất), quyền thuê mặt nước;

– Các khoản thu nhập khác nhận được khi chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

  • Cách tính thuế

Thuế TNCN = 2% Giá chuyển nhượng

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là gì?

Khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ được gọi là thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công.
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản trợ cấp, phụ cấp không tính thuế.
* Phương pháp tính thuế
– Phương pháp lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
– Phương pháp khấu trừ tại nguồn trước khi trả thu nhập gồm: Khấu trừ 10%, khấu trừ 20%.

Các trường hợp được miễn thuế TNCN

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…;
– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất;
– Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất;
– Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…;
– Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
– Tiền ăn; công tác phí
– Phụ cấp
– Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không chịu thuế TNCN

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác · Tư vấn luật

Để lại một bình luận