Thực trạng đình công ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

12/06/2023
Thực trạng đình công ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
324
Views

Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao thì nền kinh tế thị trường có sự tác động mạnh mẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn phức tạp giữa người sử dụng lao động và người lao động, theo đó mà diễn ra nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể và nhiều cuộc đình công. Trên thế giói việc đình công diễn ra ngày càng nhiều và trong đó có cả Việt Nam, những năm qua tại nước ta các cuộc đình công diễn ra ngày càng nhiều gia tăng về cả số lượng và quy mô, ảnh hưởng lớn đến việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về thực trạng đình công ở Việt Nam hiện nay tại nội dung bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Đình công là gì?

Có thể nói đình công là biện pháp trực tiếp, mạnh mẽ nhất của người lao động để người lao động để đòi thực hiện đúng các nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo pháp luật, nhất là đòi thỏa mãn những quyền lợi của người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc và những quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Cuộc đình công hay cuộc bãi công là sự kiện lao động ngừng lại vì rất nhiều công nhân từ chối tiếp tục làm việc. Cuộc đình công thường diễn ra vì các công nhân cảm thấy bất bình đối với điều kiện lao động, chế độ tiền lương… Cùng với công cuộc chuyển đổi cơ chế kinh tế, trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ lao động không còn mang tính chất hành chính như trước nữa mà nó là các quan hệ kinh tế. Do vậy, tranh chấp lao động xuất hiện ngày càng nhiều và không ít trường hợp người lao động đã sử dụng đến phương thức đình công để giải quyết các tranh chấp.

Điều 198, Bộ luật lao động năm 2019 quy định về đình công như sau:

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Vậy dựa vào quy định trên thì đình công là đấu tranh có tổ chức của tập thể lao động trong doanh nghiệp hay một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp bằng cách ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm yêu cầu người sử dụng lao động đáp ứng những quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong quan hệ lao động.

Khi nào người lao động được phép đình công?

Các trường hợp người lao động có quyền được đình công bao gồm những trường hợp sau:

Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:

Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Thực trạng đình công ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Mặc dù tôn trọng và bảo đảm quyền đình công của người lao động nhưng vì các cuộc đình công, nhất là cuộc đình công lớn, dài ngày, thường gây ảnh hưởng, thậm chí có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng; gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân và cả đời sống của người lao động; ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, quan hệ và quá trình hội nhập quốc tế… Do đó, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, xã hội, gồm:

Điều 209. Nơi sử dụng lao động không được đình công

Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.

Chính phủ quy định danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công quy định tại khoản 1 Điều này.

– Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện;

– Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;

– Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;

– Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan Nhà nước;

– Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;

– Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

Hoặc có những trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp, cụ thể như sau:

Không thuộc trường hợp được đình công quy định.

Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định.

Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định của Bộ luật này.

Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Thực trạng đình công ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Theo ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết trong hơn 3 năm qua, cả nước xảy ra 591 cuộc đình công. Nhìn chung các cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Nếu như năm 2018 có 214 cuộc đình công, ngừng việc trên cả nước thì đến năm 2021 chỉ còn 107 cuộc.

Tuy nhiên, quý 1/2022, cả nước đã xảy ra 64 cuộc, tăng cao đột biến so với cùng kỳ năm ngoái là 44 cuộc (tăng 40%).

“Tất cả các cuộc ngừng việc tập thể, đình công đều tự phát, không đúng trình tự quy định, không do công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Tuy vậy, các cuộc đình công, ngừng việc tập thể đều trong phạm vi quan hệ lao động, chủ yếu vì mục đích kinh tế, diễn ra trong trật tự, không xảy ra hiện tượng đập phá máy móc, tài sản…”, ông Quảng cho biết.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sựx tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thực trạng đình công ở Việt Nam hiện nay như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như làm sổ đỏ bao nhiêu tiền. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Thời hạn gửi quyết định đình công là bao lâu?

Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Mục đích của việc đình công là gì?

Mục đích của đình công là nhằm đạt được yêu sách gắn với lợi ích của những người tham gia đình công. Về hình thức, yêu sách có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói; khẩu hiệu, thậm chí là yêu sách ngầm,…
Đa số yêu sách trong đình công hiện nay là nhưng yêu sách về quyền và lợi ích đang tranh chấp; mà những người đình công muốn có được sau khi tranh chấp,….

Trường hợp nào là đình công bất hợp pháp?

Trường hợp đình công bất hợp pháp được quy định cụ thể tại Điều 204 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể
Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức; cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.