Cách xử lý khi bị quấy rối nơi công sở như thế nào?

12/06/2023
Cách xử lý khi bị quấy rối nơi công sở như thế nào?
249
Views

Hiện nay tình trạng quấy rối tại nơi công sở, đặc biệt là tình trạng quấy rối tình dục hay “gạ tình” đã trở thành một vấn nạn gây nhức nhối với xảy ra với tần suất liên tục trong xã hội. Việc thực hiện quấy rối tại nơi công sở được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy theo quy định pháp luật hành vi như thế nào được xem là quấy rối tình dục nơi công sở? Và cách xử lý khi bị quấy rối nơi công sở như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là quấy rối nơi công sở?

Quấy rối tình dục có thể hiểu là việc sử dụng các hành vi hoặc lời nói có liên quan đến tình dục nhằm gây tổn thương danh dự và nhân phẩm của cả nam hoặc nữ giới. Đây là hành vi mang tính xúc phạm đối phương không được chấp nhận hay mong muốn.

Khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 đã định nghĩa về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc hay cũng chính là hành vi quấy rối tại nơi công sở như sau:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Theo khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quấy rối tình dục có thể xảy ra dưới dạng sau:

– Trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy lợi ích liên quan đến công việc.

– Hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Hành vi như thế nào được xem là quấy rối tình dục nơi công sở?

Hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục tại chốn công sở không hề hiếm gặp nhưng người lao động là nạn nhân thường chọn cách im lặng. Đã đến lúc người lao động phải lên tiếng để chống đối loại tệ nạn này. Vậy chi tiết các hành vi như thế nào sẽ được xem là quấy rối tình dục nơi công sở?

Căn cứ Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:

– Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Cách xử lý khi bị quấy rối nơi công sở như thế nào?

– Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

+ Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;

+ Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

+ Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

– Nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.

Cách xử lý khi bị quấy rối nơi công sở như thế nào?

Quấy rối thường là những hành vi rất khó chứng minh và dễ bị chối bỏ bởi khó có thương tổn rõ ràng trên cơ thể và người thực hiện cho rằng đó chỉ là vui đùa, trêu ghẹo. Tuy nhiên, mức độ đau xót và những hệ lụy lâu dài của nó đối với nạn nhân sẽ là nỗi ám ảnh đè nặng lên tâm lý đến suốt cuộc đời.

Chính vì vậy, mỗi người lao động rơi vào trường hợp này nên biết cách để đối phó và loại bỏ nó.

Kín đáo, lịch sự và nghiêm túc nơi công sở

Công sở là nơi làm việc, chính vì vậy, lao động nữ nên lựa chọn cho mình những bộ trang phục nhã nhặn, không nên quá gợi cảm, sexy. Điều này sẽ tránh được việc gây thu hút, lòng ham muốn của người khác giới.

Bên cạnh đó, khi nghe thấy những lời chọc ghẹo, tán tỉnh hay những hình ảnh khiêu dâm, hãy thờ ơ với nó, không quan tâm tới những chuyện xung quanh, tập trung vào công việc và tránh tiếp xúc với đối tượng để làm giảm sự hứng thú của “hắn” đối với mình.

Khiếu nại tới cấp trên

Nếu những lời nói hay hành vi quấy rối không có dấu hiệu dừng lại và vượt quá tầm kiểm soát của bản thân thì người lao động nên khiếu nại tới cấp trên, người có thẩm quyền giải quyết trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mình để xử lý kẻ có hành vi quấy rối.

Việc khiếu nại có thể thực hiện trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn. Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, thời hạn giải quyết khiếu nại là không quá 30 ngày hoặc 45 ngày đối với vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý.

Người lao động có hành vi quấy rối tình dục sẽ bị coi là vi phạm kỷ luật lao động. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người này sẽ bị xử lý theo các hình thức khác nhau. Nếu chưa đến mức độ nghiêm trọng, người vi phạm sẽ bị khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức.

Nặng nhất, người quấy rối tình dục tại nơi làm việc còn có thể bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động.

Tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Trường hợp vụ việc quấy rối nơi công sở có tính chất quá phức tạp hoặc người có hành vi quấy rối lại chính là người sử dụng lao động thì lao động nữ nên thu thập bằng chứng, chứng cứ, từ những tin nhắn, lời nói, hình ảnh,… cho đến những hành vi để tố cáo tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Người lao động có quyền gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng.

Nghiêm trọng hơn, người quấy rối “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” có thể bị phạt tù tới 05 năm về Tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.

Chấm dứt hợp đồng lao động

Nếu như quá mệt mỏi và sợ hãi khi mọi cách đều không thể giải quyết được vấn đề, và trường hợp đặc biệt, người quấy rối chính là “sếp” thì cách tốt nhất để người lao động bảo vệ chính mình và kết thúc mọi chuyện là thôi việc và tìm một công việc khác.

Trong trường hợp này, căn cứ điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Cách xử lý khi bị quấy rối nơi công sở như thế nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về lệ phí hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bị xử phạt thế nào?

Khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định thực hiện hợp đồng nêu rõ:
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trước đây, tại Nghị định 28/2020 không có quy định về mức xử phạt với hành vi vi phạm này. Thay vào đó, khi có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hình thức xử lý đã được quy định trong nội quy lao động (khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) hoặc có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác.
Như vậy, từ thời điểm Nghị định 12/2022 có hiệu lực sẽ chính thức áp dụng mức phạt từ 15 – 30 triệu đồng với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người có hành vi quấy rối tình dục bị doanh nghiệp xử ly thế nào?

Theo Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động buộc phải quy định các nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc và trình tự, thủ tục xử lý các hành vi này vào nội quy lao động.
Trong đó, doanh nghiệp sẽ phải quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc cùng hình thức xử lý kỷ luật đối với người thực hiện hành vi đó (căn cứ khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Như vậy, nếu có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc đối với người khác, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hình thức xử lý đã được quy định trong nội quy lao động.
Đặc biệt, người thực hiện hành vi này còn có thể phải đối mặt với hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất là sa thải bởi khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định

Hành vi quấy rối nơi công cộng có thể xảy ra dưới hình thức nào?

Hành vi quấy rối nơi công cộng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Bao gồm:
Đưa ra những nhận xét thô lỗ hoặc xúc phạm;
Sử dụng những lời nói xấu để xúc phạm về chủng tộc, giới tính, đồng tính luyến ái đối với một người nào đó;
Có hành vi tình dục không mong muốn;
Cố tình nói chuyện, làm phiền người khác khi họ không muốn;
Tùy tiện khai thác, tìm hiểu và lấy thông tin cá nhân của ai đó;
Theo dõi ai đó;
Chặn đường đi của ai đó;
Can thiệp thậm chí xâm phạm không gian riêng tư của ai đó;
Đụng chạm, véo, nắm, sờ, ấn một bộ phận cơ thể của ai đó khi không được sự đồng ý hay cho phép;
Chạm vào ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
Chụp ảnh ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
Thủ dâm nơi công cộng;
Trêu chọc, rủ rê hay gạ gẫm ai đó bằng những tiếng ồn khêu gợi;
Xem tài liệu khiêu dâm nơi công cộng hoặc cho ai đó xem phim khiêu dâm mà không có sự đồng ý của họ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.