Thử việc có được thưởng Tết không theo quy định?

03/11/2022
Thử việc có được thưởng Tết không theo quy định?
383
Views

Thử việc là việc người sử dụng lao động trước khi đưa ra quyết định ký hợp đồng lao động chính thức sẽ cho người lao động một thời gian thử thách để đánh giá mức độ phù hợp của người lao động với vị trí công việc. Pháp luật lao động hiện hành đưa ra những quy định cụ thể về quyền lợi của người lao động trong giai đoạn thử việc. Cùng tìm hiểu đang trong thời gian thử việc có được thưởng Tết không qua bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Thử việc có được thưởng Tết không?

Bộ luật lao động (BLLĐ) 2019 không còn ghi nhận hợp đồng mùa vụ mà chỉ ghi nhận duy nhất 02 loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.

BLLĐ 2019 đã rút ngắn thời gian không áp dụng thử việc và chỉ áp dụng không thử việc đối với trường hợp người lao động giao kết hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

BLLĐ 2019 đã quy định một cách rõ ràng việc “nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động”. Từ đó, có thể thấy rằng thử việc không mang tính bắt buộc áp dụng đối với người lao động mà do các bên tự nguyện thỏa thuận, mặc khác việc ghi nhận thử việc đầy đủ và rõ ràng tại BLLĐ 2019 sẽ là cơ sở giúp cho các bên thuận lợi trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của mình khi giao kết hợp đồng thử việc hoặc trực tiếp giao kết trong hợp đồng.

Pháp luật quy định cụ thể về thời gian thử việc tùy thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc người lao động ứng tuyển, mà người sử dụng lao động đưa ra yêu cầu về số ngày thử việc.

Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.

Về thời gian thử việc được quy định như sau:

  •  Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

Như vậy, người lao động vẫn sẽ được hưởng chế độ lương, tuy nhiên mức lương sẽ do các bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Trường hợp thời gian nghỉ lễ Tết nằm trong thời gian thử việc, theo quy định người lao động vẫn được hưởng nguyên lương theo quy định pháp luật. Cụ thể:

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Số tiền lương được hưởng trong thời gian nghỉ dịp Tết âm lịch = (Tiền lương thử việc tính theo ngày) x 05 ngày.

Chế tài xử lý đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định thử việc

Thử việc có được thưởng Tết không theo quy định?
Thử việc có được thưởng Tết không theo quy định?

Trong quá trình thực hiện thử việc nếu người sử dụng lao động cố tình có những hành vi vi phạm các quy định về thử việc dẫn đến xâm phạm trực tiếp về quyền lợi của người lao động thì pháp luật đã đặt ra chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mà người sử dụng lao động. Cụ thể tại Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã quy định cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: (i) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ; (ii) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: (i) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc; (ii) Thử việc quá thời gian quy định; (iii) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó; (iv) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Ngoài hình thức phạt tiền, pháp luật còn ghi nhận người sử dụng lao động còn phải khắc phục hậu quả:

  • Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định: (i)  Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ; (ii)  Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc; (iii) Thử việc quá thời gian quy định; (iv) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó; (v) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
  • Buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với hành vi vi phạm quy định “Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thử việc có được thưởng Tết không theo quy định?“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến ly hôn nhanh chóng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất; khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai… Nếu Quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động có phải thông báo không?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Thông báo kết quả ở đây được hiểu là kết quả trong quá trình thử việc mà người lao động đã thử việc đã đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu và đây cũng là quy định sẽ giúp cho phía người lao động có thể biết cụ thể rõ ràng về quá trình mình thử việc và từ đó có thể chủ động đi tìm việc ở một nơi khác phù hợp hơn.

Có thể thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động không?

BLLĐ 2019 cho phép có thể giao kết thỏa thuận trực tiếp trong hợp đồng lao động hoặc có thể giao kết hợp đồng thử việc riêng tùy thuộc vào ý chí thỏa thuận giữa các bên. Quy định này phù hợp, thể hiện sự thống nhất quy định tại khoản 1 Điều 24 BLLĐ 2019 và đồng thời thể hiện phạm vi không bị giới hạn bởi hợp đồng thử việc mà các bên có thể tùy ý lựa chọn miễn cảm thấy phù hợp và thuận tiện nhất trong quá trình giao kết.

Hình thức thưởng Tết cho người lao động

Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.