Thử việc có được thưởng lễ không theo quy định?

03/11/2022
Thử việc có được thưởng lễ không theo quy định?
281
Views

Trong quá trình giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận thử việc. Thời gian thử việc là giai đoạn người sử dụng lao động đánh giá năng lực, trình độ, ý thức của người lao động và trong thời gian này người lao động cũng có thể xem xét điều kiện lao động, môi trường, tính chất công việc có phù hợp…. trước khi quyết định ký kết hợp đồng lao động chính thức. Trong thời gian thử việc, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, pháp luật đã đặt ra những quy định về chế độ tiền lương, thưởng riêng. Cùng tìm hiểu thử việc có được thưởng lễ không qua bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Thử việc có được thưởng lễ không?

Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động và người sử dụng lao động được tự thỏa thuận về thời gian thử việc theo các giới hạn thời gian thử việc tối đa đối với các loại công việc như sau:

Thời gian thử việcCông việc
Không quá 180 ngàyCông việc của người quản lý doanh nghiệp
Không quá 60 ngàyCông việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên
Không quá 30 ngàyCông việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
Không quá 06 ngày làm việcCông việc khác

Như vậy, trừ trường hợp thử việc tối đa 06 ngày làm việc ra, các trường hợp còn lại đều áp dụng thời gian thử việc tính theo ngày bình thường, tức đã bao gồm cả ngày lễ, Tết và nghỉ hằng tuần.

Điều này đồng nghĩa rằng, ngày nghỉ lễ cũng sẽ được tính vào thời gian thử việc của hầu hết người lao động.

Điều 104, Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ về vấn đề thưởng. Đây là số tiền/tài sản hoặc các hình thức khác người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào:

– Kết quả sản xuất, kinh doanh

– Mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Có thể thấy, Bộ luật Lao động 2019 quy định về “thưởng” thay cho “tiền thưởng” theo quy định cũ trước đây. Thưởn ở đây có thể là bằng tiền hoặc tài sản cũng có thể bằng các hình thức khác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng sẽ được người sử dụng lao động quyết định, đồng thời công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Bộ luật Lao động cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay chỉ quy định chung về thưởng, đây là khoản khuyến khích chứ không bắt buộc đối với người sử dụng lao động.

Do đó, vào các ngày nghỉ lễ, tết trong năm, mỗi một doanh nghiệp sẽ có cách tính thưởng riêng (có thể có thưởng hoặc không, mức thưởng khác nhau…) dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh và dựa vào mức độ hoàn thành công việc của nhân viên.

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, vào các dịp lễ, Tết sau đây, người lao động trên cả nước sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương:

– Tết Dương lịch: Nghỉ 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch).

– Tết Âm lịch: Nghỉ 05 ngày.

– Ngày Chiến thắng: Nghỉ 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch).

– Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch).

– Ngày Quốc khánh: Nghỉ 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nghỉ 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

Như vậy, vào dịp nghỉ lễ, người lao động thử việc cũng sẽ được trả nguyên lương của ngày làm việc bình thường.

Như vậy, trong các ngày lễ, người lao động thử việc sẽ được nhận ít nhất 85% mức lương chính thức của công việc đang làm.

Không trả lương ngày lễ cho lao động thử việc có bị phạt?

Thử việc có được thưởng lễ không theo quy định?
Thử việc có được thưởng lễ không theo quy định?

Như đã phân tích, người lao động thử việc cũng được hưởng nguyên lương khi nghỉ lễ. Nếu không đảm bảo bảo quyền lợi này cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Theo đó, nếu không trả lương ngày lễ cho nhân viên thử việc, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 20 – 40 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).

Lúc này, để đòi đủ tiền lương ngày lễ, người lao động có thể thực hiện thủ tục tố cáo tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Trong quá trình giải quyết, nếu xác minh được hành vi vi phạm của doanh nghiệp, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt hành chính và yêu cầu doanh nghiệp thanh toán đầy đủ quyền lợi cho người lao động thử việc.

Kết thúc thời gian thử việc

Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Việc bổ sung quy định này vào luật có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc khi người lao động kết thúc thời gian thử việc. Về thông báo kết quả ở đây được hiểu là kết quả trong quá trình thử việc mà người lao động đã thử việc đã đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu và đây cũng là quy định sẽ giúp cho phía người lao động có thể biết cụ thể rõ ràng về quá trình mình thử việc và từ đó có thể chủ động đi tìm việc ở một nơi khác phù hợp hơn.

Theo BLLĐ 2012 thì thử việc chỉ có thể giao kết bằng hợp đồng thử việc riêng, còn BLLĐ 2019 cho phép có thể giao kết thỏa thuận trực tiếp trong hợp đồng lao động hoặc có thể giao kết hợp đồng thử việc riêng tùy thuộc vào ý chí thỏa thuận giữa các bên. Do đó, sự thay đổi này là phù hợp thể hiện sự thống nhất quy định tại khoản 1 Điều 24 BLLĐ 2019 và đồng thời thể hiện phạm vi không bị giới hạn bởi hợp đồng thử việc mà các bên có thể tùy ý lựa chọn miễn cảm thấy phù hợp và thuận tiện nhất trong quá trình giao kết.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thử việc có được thưởng lễ không theo quy định?“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ thám tử, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai… Nếu Quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tiền lương đối với lao động thử việc

Căn cứ điều 26 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Người lao động ký kết hợp đồng thử việc có phải tham gia BHXH bắt buộc không?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định NLĐ là công dân nước Việt Nam thuộc các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH gồm có:
– Người làm việc có ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hay xác định thời thời gian.
– Người thuộc diện hợp đồng lao động theo mùa vụ hay công việc có thời hạn đủ 3 tháng  đến dưới 12 tháng, hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng – người đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi.
– Người làm việc có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng theo hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động ký kết hợp đồng thử việc không phải tham gia BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, đối với NLĐ có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì cả người sử dụng lao động và NL phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.

Lao động thử việc có được hưởng nguyên lương ngày lễ tết không?

Người lao động, kể cả là người lao động đang thử việc đêu được hưởng nguyên lương trong ngày lễ, tết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.