Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng

06/10/2022
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng
338
Views

Chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt sự ràng buộc pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, dù hợp đồng đã chấm dứt nhưng người sử dụng lao động vẫn còn một số trách nhiệm phải thực hiện đối với người lao động. Vậy cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào? Để có câu trả lời, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Các trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

– Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

+ Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

+ Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Mức xử phạm khi người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm

Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu có một trong các hành vi sau: không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Số tiền xử phạt theo các mức sau:  

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Công ty có phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

Theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Công ty có phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Công ty có phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Công ty không trả lại sổ BHXH cho người lao động cần thực hiện những biện pháp nào?

Trường hợp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty không thực hiện nghĩa vụ trả lại sổ BHXH cho NLĐ thì NLĐ có thể thực hiện 01 trong 02 biện pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động thì:

– Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc chốt, trả sổ bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng lao động anh có thể gửi đơn khiếu nại lần đầu đến giám đốc của doanh nghiệp để được giải quyết.

– Trong trường hợp, sau 07 làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Công ty không giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết nhưng anh không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì anh có thể gửi đơn khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi Công ty đặt trụ sở chính.

Thứ hai, có thể gửi đơn khởi kiện trực tiếp đến Tòa án

Trong trường hợp NLĐ nhận định không thể khiếu nại thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở và thủ tục thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho mọi người. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư, giấy phép môi trường hay các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh,… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động thực chất là sự thỏa thuận giữa hai chủ thể; một bên là người lao động có nhu cầu về việc làm. Một bên là người sử dụng lao động có nhu cầu thuê mướn NLĐ để mua sức lao động. Trong đó, NLĐ cam kết tự nguyện làm một công việc cho NSDLĐ và đặt mình dưới sự quản lý của NSDLĐ và được NSDLĐ trả lương.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn những một bên trong quan hệ lao động quyết định chấm dứt hợp đồng. Việc bên kia đồng ý hay không đồng ý không ảnh hưởng đến quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của bên này.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia. (bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động, đó là:
Trợ cấp thất nghiệp;
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
– Hỗ trợ học nghề;
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.