Thủ tục,quy trình thủ đổi ngoại tệ theo quy định pháp luật

03/08/2022
Thủ tục,quy trình thủ đổi ngoại tệ theo quy định pháp luật
604
Views

Vấn đề liên quan đến ngoại tệ luôn được xem là quan trọng, là cơ sở tiền đề phát triển của một quốc gia nói chung cũng như quy trình thủ đổi ngoại tệ nói riêng luôn được kiểm soát, quản lý chặt chẽ trong lãnh thổ Việt Nam.

Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giúp các bạn hiểu biết rõ hơn về quy định của pháp luật trong quy trình thủ đổi ngoại tệ. Mời các bạn theo dõi đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Ngoại tệ là gì?

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN).

Trên thực tế giao thương, thường coi trọng ngoại tệ mạnh, là những đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế, có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền khác. Một số đồng ngoại tệ mạnh thông dụng nhất thế giới được thừa nhận trong thời gian dài là USD (Đô la Mỹ), EURO (Đồng tiền chung châu Âu), GBP (Bảng Anh), CAD (Đô la Canada), CHF (Phrăng Thụy Sỹ), YJP (Yên Nhật).

Đến năm 2019, có 26 nước có đơn vị tiền tệ gọi là đô la, trong đó đồng USD là phổ biến nhất.

Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. (khoản 18 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2013)

Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp; để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài: (khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 8, Điều 17 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2013).

Điều kiện để tổ chức được xem xét, cấp phép hoạt động

Điều kiện về địa điểm kinh doanh

Địa điểm của đại lý kinh doanh hoạt động đổi ngoại tệ phải đáp ứng các điều kiện sau: 

– Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên;

– Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);

– Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép;

– Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;

– Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

– Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ

– Có biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ;

– Tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỉ giá đổi công khai;

– Bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ.

Điều kiện về tư cách, vai trò

– Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.

– Tổ chức đó chỉ được đại diện cho một tổ chức tín dụng.

Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ

Hồ sơ xin kinh doanh ngoại tệ

a. Đơn đề nghị chấp thuận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ (theo mẫu Phụ lục 1 Thông tư 11/2016/TT-NHNN);

b. Văn bản cam kết của tổ chức kinh tế kèm bản sao giấy tờ chứng minh (nếu có) về việc đặt đại lý đổi ngoại tệ tại địa Điểm theo quy định; Bản cam kết của tổ chức kinh tế về việc chỉ làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép;

c. Bản sao giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ khác tương đương;

d. Báo cáo về tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đổi ngoại tệ;

e. Giấy xác nhận do tổ chức tín dụng ủy quyền cấp cho nhân viên trực tiếp làm ở đại lý đổi ngoại tệ, trong đó xác nhận nhân viên đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả;

f. Quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ bao gồm các nội dung chính sau: có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; việc ghi chép, xuất hóa đơn cho khách hàng, lưu giữ chứng từ, hóa đơn, sổ sách; chế độ hạch toán, kế toán; chế độ báo cáo;

g. Bản sao hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ ký với tổ chức tín dụng ủy quyền.

Nơi nộp hồ sơ

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế đặt đại lý đổi ngoại tệ.

Thời hạn giải quyết

– Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ.

– Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản thông báo rõ lý do.

Thủ tục,quy trình thủ đổi ngoại tệ theo quy định pháp luật
Thủ tục,quy trình thủ đổi ngoại tệ theo quy định pháp luật

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục,quy trình thủ đổi ngoại tệ theo quy định pháp luật″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, mẫu tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Giao dịch đổi ngoại tệ là gì ?

Vì là sự trao đổi giữa hai đồng tiền, nên việc mua bán còn được gọi là việc đổi ngoại tệ. Do đó, quy định về đại lý đổi ngoại tệ, nhưng nội dung lại là việc đại lý mua ngoại tệ của khách hàng (riêng đại lý đổi ngoại tệ cửa khẩu quốc tế thì còn bán ngoại tệ cho khách hàng).

Pháp luật quy định, việc đổi ngoại tệ chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các đại lý đổi ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. (Nghị định 89/2016/NĐ-CP)
Tổ chức kinh tế chỉ được cấp phép thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ, cơ sở vật chất, nhân viên, quy trình nghiệp vụ và được chấp nhận làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng. (Điều 4 Nghị định 89/2016/NĐ-CP)
Đối với việc tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ.
Tổ chức kinh tế được xem xét, chấp thuận thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ nếu đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định về trang thiết bị và cơ sở vật chất, hợp đồng với đối tác nước ngoài, phương án thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ. (Điều 5 Nghị định 89/2016/NĐ-CP)
Tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ khi đáp ứng được các điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất và được tổ chức tín dụng ủy quyền làm đại lý chi, trả ngoại tệ. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 89/2016/NĐ-CP)
Đại lý đổi ngoại tệ phải bán toàn bộ số ngoại tệ mua được (ngoài số ngoại tệ tồn quỹ được để lại không quá 2.000 USD, trừ trường hợp đặc biệt) cho tổ chức tín dụng vào cuối mỗi ngày làm việc, trường hợp khoảng cách xa, đi lại khó khăn thì cũng không quá 07 ngày làm việc. Đồng thời đại lý đổi ngoại tệ phải niêm yết công khai tỷ giá mua ngoại tệ tiền mặt với đồng Việt Nam tại địa điểm đặt đại lý và thực hiện mua ngoại tệ với khách hàng theo đúng tỷ giá đã niêm yết

Cá nhân có được phép tích trữ ngoại tệ không ?

Tại Điều 13 Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi quy định về sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân như sau:
1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.

Xử phạt đối với hành vi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ ?

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì, hành vi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ trái quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.