Thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam như thế nào?

03/08/2022
Thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam
880
Views

Dạ thưa Luật sư, tôi có một người bạn ở Mỹ sắp tới đây bạn ấy có chuyến tham quan tại Việt Nam. Cho tôi hỏi pháp luật Việt Nam có quy định gì về các thủ tục nhập cảnh vào Việt nam hay không? Mức tiền mà bạn tôi được phép mang theo khi sang Việt Nam là bao nhiêu?
Với thắc mắc trên của bạn, Luật sư 247 xin giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn theo dõi đón đóc ngay để hiểu rõ các vấn đề liên quan đến Thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 15/2011/TT-NHNN

Quy định về mức tiền mặt phải khai báo khi xuất cảnh

Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:

a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).

Lưu ý, mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu nêu trên không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.

Mang theo ngoại tệ tiền mặt dưới mức tiền mặt phải khai báo khi xuất cảnh

Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng được phép, cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.

Thủ tục gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân

Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định về gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân như sau:

Cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt có nhu cầu gửi số ngoại tệ này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định sau:

– Cá nhân xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Khi thực hiện giao dịch cho khách hàng, tổ chức tín dụng được phép đóng dấu xác nhận số ngoại tệ đã nộp vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trên bản chính Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh, đồng thời lưu giữ 01 bản sao Tờ khai.

– Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho cá nhân gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày khi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh.

Thủ tục khai báo Hải quan khi xuất nhập cảnh mang theo tiền mặt

Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định về giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo:

– Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu:

+ Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc

+ Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

– Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.

Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh.

Như vậy, theo quy định trên khi đi ngang qua cửa khẩu phải xuất trình được các loại giấy tờ theo quy định trên cho hải quan kiếm soát bạn.

Thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam
Thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt khi mang tiền mặt quá quy định mà không khai báo là bao nhiêu?

Tại Điều 6 Thông tư 15 quy định:
Cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu mang theo số tiền mặt là ngoại tệ có giá trị tương đương trên 5.000 USD hoặc trên 15 triệu đồng khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mà không khai báo thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về mức phạt hành chính
Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt như sau:
Người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo thì bị phạt từ 01 – 50 triệu đồng;
Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo thì bị phạt từ 01 – 20 triệu đồng;
Người nhập cảnh đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì bị phạt từ 02 – 25 triệu đồng.
Trường hợp bị xử lý hình sự
Theo Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật tiền Việt Nam, ngoại tệ trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc các hành vi khác như: buôn lậu, buôn bán hàng cấm…thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Mức phạt quy định với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Bên cạnh đó, tội này cũng quy định các khung hình phạt tăng nặng khác như:
Phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Có tổ chức;
– Vật phạm pháp trị giá từ 300 – 500 triệu đồng;
– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 – 10 năm nếu phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Người nhập cảnh vào Việt Nam mỗi lần nhập cảnh phải cách nhau ít nhất bao nhiêu ngày?

Đối với nười ngước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
“Điều 20. Điều kiện nhập cảnh
1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.”
– Đối với công dân Việt Nam:
Theo Điều 34 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về điều kiện nhập cảnh như sau:
“Điều 34. Điều kiện nhập cảnh
Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.”
Theo đó, người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau:
– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định;
– Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
– Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định.
Đối với công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.
Như vậy, quy định người nước ngoài nhập cảnh phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đã được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019.

Thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị xin cho chuyên gia nước ngoài xin visa nhập cảnh Việt Nam như thế nào?

Thủ tục xin nhập cảnh cho người nước ngoài là chuyên gia sẽ thực hiện theo quy trình như sau: 
Để chuyên gia người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thì phải có visa nhập cảnh, visa đó có thể xin nhận tại sân bay quốc tế tại Việt Nam hoặc có thể nhận tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. Trong dịch Covid này thông thường người nước ngoài thường sẽ xin nhận visa tại sân bay là thuận tiện và an toàn nhất.
Hồ sơ xin xin công văn nhập cảnh được thực hiện tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an số 44 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội (Đối với doanh nghiệp, tổ chức ở phía Bắc từ Quảng Nam trở ra) và tại số 333 Nguyễn Trãi, Phan Cư Trinh, Quận 1, TP HCM (Đối với các doanh nghiệp, tổ chức phía Nam có vị trí địa lý từ Quảng Ngãi trở vào)
Thời gian xử lý hồ sơ xin nhập cảnh từ 3 ngày đến 5 ngày làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.