Pháp luật có quy định cụ thể những trường hợp nào được miễn, giảm án phí. Tuy nhiên để được miễn, giảm án phí, người được miễn giảm phải làm thủ tục xin miễn, giảm thì mới được miễn, giảm. Trường hợp được miễn, giảm án phí nhưng không nộp đơn xin miễn, giảm án phí thì Tòa án sẽ không xét duyệt trường hợp này. Vậy quy định về thủ tục xin miễn giảm án phí như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về thủ tục này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
Quy định về thủ tục xin miễn giảm án phí
Khi tìm hiểu về thủ tục xin miễn, giảm án phí thì trước tiên chúng ta phải xem xét về bản thân có thuộc trường hợp được miễn giảm án phí hay không. Khi đã xác định được bản thân thuộc đối tượng được miễn giảm thì phải chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin miễn, giảm án phí nộp cho Tòa án. Dưới đây là quy định pháp luật về thủ tục xin miễn, giảm án phí và hồ sơ cần có.
Hồ sơ đề nghị miễn, giảm án phí
Tại Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau:
Người đề nghị được miễn, giảm tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 phải, có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.
Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án phải có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.
Thủ tục đề nghị miễn, giảm án phí
Bước 1: Nộp đơn xin miễn, giảm án phí
Người đề nghị được miễn, giảm án phí thuộc những trường hợp được miễn, giảm phải có đơn đề nghị nộp cho Toà án có thẩm quyền kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh mình thuộc trường hợp được miễn, giảm.
Bước 2: Thông báo miễn, giảm án phí
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn miễn, giảm tạm ứng án phí và nhận được các tài liệu, chứng cứ chứng minh, Toà án gửi thông báo bằng văn bản về việc được miễn, giảm hoặc không miễn, giảm án phí và nêu lý do nếu như không được miễn, giảm.
Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
Tại Điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí như sau:
- Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.
- Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.
- Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm.
- Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.
- Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.
Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án
Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án được pháp luật quy định về cho cá nhân. Theo đó, Thẩm phán được Chánh án phân công xét đơn đề nghị miễn, giảm lệ phí sẽ có thẩm quyền này. Do đó, thẩm quyền này không thuộc về cơ quan thi hành án. Dưới đây là quy định pháp luật về thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án.
Căn cứ Điều 16 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về việc thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau:
- Trước khi thụ lý việc dân sự, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án.
- Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí phúc thẩm.
- Trước khi mở phiên họp sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xét miễn, giảm lệ phí Tòa án cho đương sự có yêu cầu.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án cho người đề nghị. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.
- Tại phiên họp, Thẩm phán hoặc Hội đồng giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xét miễn, giảm lệ phí Tòa án giải quyết việc dân sự cho đương sự có yêu cầu khi ra quyết định giải quyết nội dung việc dân sự.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật tổ tụng Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề Quy định về thủ tục xin miễn, giảm án phí đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ sang tên sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 và khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí…”.
Như vậy, Thẩm phán sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí và đưa giấy báo cho người khởi kiện để họ nộp tiền theo quy định.
Ngoài ra, người khởi kiện cần lưu ý thời hạn nộp tạm ứng án phí, cụ thể:
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án (theo khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán thụ lý vụ án tranh chấp đất đai khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Riêng trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được hồ sơ khởi kiện (đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo).
Như vậy, đối với trường hợp không được miễn hoặc không thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Nói cách khác, người khởi kiện không nộp tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ án.
Án phí sơ thẩm ly hôn:
Khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Đồng thời, theo điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị quyết 326/2016:
Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí
Như vậy, trong trường hợp đơn phương ly hôn thì nguyên đơn (người nộp đơn) phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu hay không. Nếu thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Án phí phúc thẩm ly hôn
Cũng tại Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo trừ trường hợp được miễn hoặc kohong phải chịu án phí phúc thẩm.
Nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Đồng thời, Tòa án phúc thẩm xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm nêu trên.
Nếu Tòa án phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp này được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Lệ phí Tòa án:
Theo khoản 2 Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 2015, với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí trường hợp được miễn hoặc không phải nộp.
Nếu vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.