Thị trường tài chính đang phát triển với tốc độ nhanh là là kết quả tất yếu của quá trình phát triển của nền kinh tế và việc thành lập các công ty tài chính đã và đang giải quyết nhu cầu vay vốn của những khách hàng không đáp ứng được các quy định khắt khe và rào cản pháp lý của các ngân hàng. Vậy thủ tục xin cấp phép đối với công ty tài chính như thế nào? Cần đáp ứng những điều kiện gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Thủ tục xin cấp phép đối với công ty tài chính“. Mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010
- Nghị định số 39/2014/NĐ- CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính
- Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
- Nghị định số 10/2011/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 141/2006/NĐ-CP
Công ty tài chính là gì?
Công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng; huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính; tiền tệ nhưng trên nguyên tắc riêng được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Theo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Tổ chức và hoạt động của công ty tài chính cũng chịu một số hạn chế của pháp luật áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.
Đặc điểm của công ty tài chính
Mức vốn pháp định
Công ty tài chính cũng phải có vốn pháp định theo đúng quy định của pháp luật khi thành lập. Vốn pháp định của các tổ chức phi ngân hàng này thấp hơn vốn của ngân hàng thương mại. Pháp luật quy định công ty hoạt động tài chính phải có vốn pháp định là 500 tỷ đồng nếu thành lập từ sau năm 2018. Trước năm 2018, vốn pháp định là 300 tỷ đồng.
Thời gian hoạt động của các công ty tài chính
Theo quy định, các công ty chỉ được hoạt động trong vòng 50 năm trở xuống. Nếu muốn gia hạn thêm thời gian, các tổ chức phải làm đơn yêu cầu và được ngân hàng nhà nước đồng ý. Thời gian gia hạn không được vượt quá 50 năm.
Các loại hình công ty tài chính
Hiện nay công ty tài chính được tổ chức dưới các hình thức sau:
+Công ty Tài chính nhà nước
Là Công ty Tài chính do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
+Công ty Tài chính cổ phần
Là Công ty Tài chính do tổ chức và cá nhân cùng góp vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh
+Công ty Tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng
Là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo qui định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân
+Công ty Tài chính liên doanh
Là Công ty Tài chính được thành lập bằng cách góp vốn giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài, trên cở sở hợp đồng liên doanh.
+Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài
Là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ xin cấp phép đối với công ty tài chính
Hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính gồm:
- Đơn xin cấp Giấy phép
- Dự thảo Điều lệ phù hợp với quy định;
- Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi;
- Danh sách, lý lịch, các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của Tổng giám đốc, thành viên Ban kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên sáng lập của Công ty tài chính;
- Phương án góp vốn điều lệ, danh sách kèm theo cam kết về mức góp vốn điều lệ của các bên góp vốn
- Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Nếu các cổ đông lớn là doanh nghiệp thì cần phải nộp kèm:
- Quyết định thành lập công ty tài chính;
- Điều lệ hiện hành ;
- Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có;
- Văn bản cử người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp;
- Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
Hồ sơ xin cấp giấy phép này được nộp tại Ngân hàng nhà nước. Thời hạn xem xét và cấp giấy phép là 90 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
Điều kiện cấp phép đối với công ty tài chính
Đối với công ty tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài
Điều kiện để công ty tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được cấp Giấy phép bao gồm:
- Tổ chức tín dụng nước ngoài được thực hiện hoạt động ngân hàng theo pháp luật của nước tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;
- Công ty tài chính nước ngoài có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản, tình hình tài chính, đảm bảo an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Hoạt động xin phép thực hiện tại Việt Nam là hoạt động mà công ty tài chính nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước đặt trụ sở chính;
- Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về việc giám sát hoạt động ngân hàng, có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế với hoạt động của công ty tài chính;
- Công ty tài chính nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính, quản trị, điều hành, công nghệ, hoạt động cho công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh; bảo đảm duy trì giá trị thực vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định;
Điều kiện đối với thành viên sáng lập
Các thành viên sáng lập công ty tài chính là các tổ chức, cá nhân có uy tín, năng lực tài chính. Họ phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Đối với tổ chức
Doanh nghiệp Việt Nam không phải là tổ chức tín dụng thì cần:
- Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng vào năm liền kề trước năm đề nghị thành lập công ty tài chính TNHH hai thành viên. Nếu lập công ty tài chính TNHH một thành viên thì phải có vốn chủ sở hữu ít nhất là 1.000 tỷ đồng; phải có cam kết hỗ trợ về tài chính cho công ty tài chính
- Kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị thành lập công ty tài chính
- Vốn góp tham gia thành lập công ty tài chính phải đảm bảo: vốn chủ sở hữu trừ phần chênh lệch giữa các khoản đầu tư dài hạn, nợ dài hạn ít nhất phải bằng số vốn góp theo cam kết.
Nếu là tổ chức tín dụng Việt Nam thì:
- Có tổng tài sản ít nhất 50.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nhỏ hơn 3% tại thời điểm góp vốn;
- Sau khi góp vốn cần phải duy trì tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo pháp luật
- Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian 06 tháng liên tục;
- Hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn; có lãi trong năm liền kề trước năm thành lập công ty tài chính.
Nếu là tổ chức tín dụng nước ngoài:
- Hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn; có lãi trong năm liền kề trước năm thành lập công ty tài chính;
- Có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước;
- Nếu tổ chức tín dụng nước ngoài là ngân hàng, phải là ngân hàng có uy tín, được tổ chức xếp hạng quốc tế xếp hạng từ mức trung bình và ổn định trở lên, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Đối với cá nhân
Với cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty tài chính cần đảm bảo:
- Mang quốc tịch Việt Nam, không thuộc đối tượng bị cấm theo quy định;
- Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập công ty tài chính;
- Cam kết hỗ trợ về tài chính cho công ty tài chính để giải quyết khó khăn khi cần thiết.
- Có bằng đại học hoặc trên đại học ngành kinh tế hoặc Luật;
- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có án tích;
Điều kiện công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng
Điều kiện công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng bao gồm:
- Hoạt động ngân hàng phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện; thiết bị, quy định nội bộ về quản lý ngoại hối.
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực, cơ sở vật chất, công nghệ; thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định để thực hiện hoạt động ngân hàng.
- Đáp ứng các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng theo quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Thủ tục xin cấp phép đối với công ty tài chính”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách
- Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người
- Mức phạt uống bia rượu khi lái xe là bao nhiêu theo quy định pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng quy định:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Theo Điều 18 Luật các tổ chức tín dụng quy định:
1. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp phép.
2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
3. Trường hợp từ chối cấp, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.