Thủ tục thành lập công ty truyền thông mới nhất

29/01/2022
Thủ tục thành lập công ty truyền thông
446
Views

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngành truyền thông đang có lợi thế để phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người trẻ có nhu cầu khởi nghiệp, tạp lập công ty riêng trong lĩnh vực truyền thông đầy năng động này. Vậy thủ tục thành lập công ty truyền thông theo quy định pháp luật hiện nay được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Điện ảnh do Văn phòng Quốc hội ban hành
  • Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình

Truyền thông là gì?

Hiện nay chưa có quy định pháp luật nào đưa ra khái niệm về truyền thông. Tiếp cận ở góc độ thực tế cuộc sống thường ngày, truyền thông có thể hiểu đơn giản là quá trình truyền đạt, lan truyền thông tin. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông không chỉ là một hoạt động truyền tin đơn thuần, mà đang ngày càng được tận dụng trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội: Truyền thông giúp mọi người dân ở mọi khu vực địa lý được tiếp cận đến những thông tin, tri thức hữu ích, đa dạng, phong phú về mọi lĩnh vực một cách mới mẻ, thu hút, nhanh chóng. Truyền thông được tận dụng trong việc tiếp thị, quảng bá con người, địa phương, các sản phẩm hàng hóa, thương hiệu, doanh nghiệp,… được nhiều người biết đến nhằm các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội.

– Theo phân loại hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam tại Quyết định. Truyền thông là một ngành rộng, bao quát, các ngành cụ thể liên quan đến truyền thông có thể kể đến:

 59   Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc
  591  Hoạt động điện ảnh và sản xuất chương trình truyền hình
   5911 Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
    59111Hoạt động sản xuất phim điện ảnh
    59112Hoạt động sản xuất phim video
    59113Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình
   591259120Hoạt động hậu kỳ
   591359130Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
   5914 Hoạt động chiếu phim
    59141Hoạt động chiếu phim cố định
    59142Hoạt động chiếu phim lưu động
  592592059200Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc
 60   Hoạt động phát thanh, truyền hình
  601601060100Hoạt động phát thanh
  602  Hoạt động truyền hình và cung cấp chương trình thuê bao
   602160210Hoạt động truyền hình
   602260220Chương trình cáp, vệ tinh và các chương trình thuê bao khác

Thủ tục thành lập doanh nghiệp truyền thông

Thủ tục thành lập doanh nghiệp truyền thông trước tiên phải tuân theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp nói chung, bên cạnh đó tùy từng trường hợp cần phải tuân theo các quy định pháp luật chuyên ngành như: Luật Điện ảnh; Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ

Tùy vào loại hình doanh nghiệp định thành lập, nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại điều 19 – 22 Luật Doanh nghiệp 2020. Về cơ bản thì bộ hồ sơ thường bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
  • Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính)

Nhà đầu tư có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp qua các phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng đủ các điều kiện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Thủ tục bổ sung đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tùy vào ngành nghề truyền thông cụ thể định đăng kí kinh doanh, căn cứ vào các quy định pháp luật chuyên ngành để xác định những điều kiện kinh doanh cần thiết mà doanh nghiệp phải đáp ứng. Sau đây là một số ví dụ cụ thể:

Giấy phép phổ biến phim

Phim Việt Nam do cơ sở sản xuất phim sản xuất, phim nhập khẩu chỉ được phát hành, phổ biến khi đã có giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

– Cơ sở điện ảnh chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép;
  • Giấy chứng nhận bản quyền phim.

– Cơ sở điện ảnh nộp bộ hồ sơ theo yêu cầu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Giấy phép sản xuất kênh truyền hình trong nước

– Yêu cầu về chủ thể đề nghị cấp phép: Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.

– Hồ sơ cấp Giấy phép:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
  • Bản sao hoặc cung cấp số Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình;
  • Đề án sản xuất kênh chương trình trong đó nêu rõ: Mục đích sản xuất; tên gọi, biểu tượng (lôgô); tôn chỉ, mục đích kênh chương trình; nội dung kênh chương trình; độ phân giải hình ảnh của kênh chương trình; khung chương trình dự kiến trong 01 (một) tháng; đối tượng khán giả; năng lực sản xuất kênh chương trình (gồm: Nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính); quy trình tổ chức sản xuất và quản lý nội dung kênh chương trình; phương thức kỹ thuật phân phối kênh chương trình đến các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình; hiệu quả kinh tế xã hội của kênh;
  • Trường hợp kênh chương trình là sản phẩm liên kết, Đề án sản xuất kênh chương trình phải cung cấp các thông tin về sản phẩm liên kết, gồm: Địa chỉ, năng lực của đối tác liên kết; hình thức liên kết; quyền và nghĩa vụ các bên tham gia liên kết;
  • Văn bản phê duyệt Đề án sản xuất kênh chương trình của cơ quan chủ quản đối với các cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các Bộ, ngành; đối với các cơ quan báo chí Trung ương, Đề án sản xuất phải được người đứng đầu cơ quan báo chí phê duyệt;
  • Trường hợp đề nghị cấp Giấy phép sản xuất nhiều kênh chương trình, đơn vị đề nghị cấp Giấy phép phải làm Đề án riêng đối với từng kênh chương trình cụ thể.

– Thủ tục cấp Giấy phép

  • Hồ sơ lập thành 02 (hai) bộ (01 bộ bản chính, 01 bộ bản sao) nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của hồ sơ;
  • Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp truyền thông bao gồm những gì?

Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ cần có những tài liệu tương tứng, tuy nhiên thông thường bộ hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên/cổ đông công ty
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phổ biến phim bao gồm giấy tờ gì?

Hồ sơ cần có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép;
– Giấy chứng nhận bản quyền phim.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.