Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Vận Tải Năm 2022

29/01/2022
Thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải
368
Views

Kinh doanh vận tải là một ngành thu hút đầu tư bởi nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương, nhất là trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu. Thành lập doanh nghiệp vận tải là một hình thức đầu tư với nhiều ưu điểm về tính độc lập, bình đẳng khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Vậy để thành lập doanh nghiệp vận tải Việt Nam cần thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Có những điều gì cần lưu ý? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết sau đây!

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Luật giao thông đường bộ 2008

Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg

Nghị định 10/2020/NĐ-CP

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT năm 2019.

Tìm hiểu về ngành kinh doanh vận tải

Kinh doanh vận tải là gì?

Hiện chưa có quy định pháp luật định nghĩa thế nào là hoạt động vận tải. Tuy nhiên hoạt động vận tải có thể được hiểu là hoạt động giúp di chuyển vật thể từ vị trí này đến vị trí khác nhằm thực hiện một mục đích nhất định.

Kinh doanh vận tải có thể hiểu là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên các phương thức vận tải được pháp luật cho phép nhằm mục đích sinh lợi.

Phân loại hoạt động kinh doanh vận tải

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, kinh doanh vận tải kho bãi (H) là một trong 21 mã ngành cấp 1 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Theo đó, hoạt động kinh doanh vận tải kho bãi có thể được phân thành các mã ngành cấp 2 sau:

– 49: Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống

– 50: Vận tải đường thủy

– 51: Vận tải hàng không

– 52: Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải

– 53: Bưu chính và chuyển phát

* Căn cứ vào phương thức vận tải, có thể phân loại hoạt động kinh doanh vận tải thành: Kinh doanh vận tải đường sắt; Kinh doanh vận tải đường bộ; Kinh doanh vận tải đường ống; Kinh doanh vận tải đường thủy; Kinh doanh vận tải hàng không; Kinh doanh vận tải đa phương thức

* Căn cứ vào đối tượng vận chuyển, có thể phân loại hoạt động kinh doanh vận tải thành: Kinh doanh vận tải hành khách; Kinh doanh vận tải hàng hóa.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải trước tiên phải tuân theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp nói chung, bên cạnh đó vì đây là một ngành kinh doanh đặc thù liên quan đến hoạt động của các phương thức vận chuyển, do đó tùy trường hợp cần phải tuân theo quy định pháp luật chuyên ngành như: Luật Giao thông đường bộ; Luật Đường sắt; Luật Hàng không dân dụng; Luật Giao thông đường thủy nội địa; Luật Hải quan; Bộ luật Hàng hải.

Những điều cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp vận tải

Khi đã lựa chọn được ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư muốn tham gia là ngành vận tải, sau đây là những điều nhà đầu tư cần xác định, chuẩn bị trước khi thực hiện các thủ tục pháp lý:

  • Nhà đầu tư có phải chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp vận tải tại Việt Nam hay không? (Nhà đầu tư có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự? Nhà đầu tư có thuộc các trường hợp phổ biến bị cấm thành lập doanh nghiệp như cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước? Nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài? Nhà đầu tư nước ngoài thì cần xem xét có đủ điều kiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hay không? và có hạn chế nào đối với nhà đầu tư nước ngoài không?)
  • Kinh doanh vận tải là một ngành rộng, bao quát; doanh nghiệp cần dự kiến mã ngành cấp 4, cấp 5 cụ thể theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần?
  • Xác định mức vốn điều lệ của công ty.
  • Lựa chọn tên công ty và tiến hành tra cứu tên công ty để xác định được tên công ty của mình dự kiến đăng ký không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn. Để tra cứu tên công ty bạn có thể truy cập vào website của “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”.
  • Chuẩn bị địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp; đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty và xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật.

Thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ

Tùy vào loại hình doanh nghiệp định thành lập, nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại điều 19 – 22 Luật Doanh nghiệp 2020. Về cơ bản thì bộ hồ sơ thường bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
  • Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính)

Nhà đầu tư có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp qua các phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng đủ các điều kiện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Thủ tục bổ sung đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Kinh doanh vận tải là một ngành rộng, bao quát, bao gồm nhiều mã ngành nhỏ hơn. Doanh nghiệp cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh vận tải cụ thể ở đây là gì? Đó có thể là kinh doanh vận tải đường bộ, kinh doanh vận tải đường thủy, kinh doanh vận tải đa phương thức,…Từ đây căn cứ vào các quy định pháp luật chuyên ngành để xác định những điều kiện kinh doanh cần thiết mà doanh nghiệp phải đáp ứng. Sau đây là một số ví dụ cụ thể:

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện tại điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008. Trong đó có yêu cầu về Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Cụ thể hóa quy định này, điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

*Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm các giấy tờ dưới đây:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

*Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

  • Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế càn đáp ứng các điều kiện tại điều 5 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT năm 2019. Trong đó có yêu cầu về Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép được quy định tại điều 6 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT năm 2019.

Mới bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đăng kí thành lập doanh nghiệp có thể được thực hiện qua mấy phương thức?

Đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể được thực hiện qua 3 phương thức:
– Đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký thành lập doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
– Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.