Xin chào luật sư 247, tôi có một vấn đề mong muốn nhận được tư vấn của luật sư. Chuyện là tôi và vợ lấy nhau nhưng hiếm muộn chưa có con. Gia đình em trai tôi có 3 cháu. Chúng tôi có mong muốn nhận cháu thứ hai nhà e trai tôi làm con nuôi. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về hồ sơ và Thủ tục nhận con nuôi là cháu ruột như thế nào được không?
Chào bạn, về vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Quy định nhận con nuôi là cháu ruột
Hiện nay, vấn đề nhận con nuôi đang diễn ra phổ biến vì nhiều lý do. Có trường hợp trẻ em được người lạ nhận làm con nuôi, có trường hợp cho cô, chú, bác,… được người trong gia đình nhận làm con nuôi. Khi nhận con nuôi thì bên nhận nuôi và bên được nhận nuôi cũng có những điều kiện nhất định
Điều kiện đối với người nhận con nuôi là cháu ruột
Trước hết, khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
– Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+ Có tư cách đạo đức tốt.
Tuy nhiên, đối với trường hợp nhận cháu ruột làm con nuôi thi chỉ cần đáp ứng là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức tốt theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
Theo Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thuộc về:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
– Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Hồ sơ, thủ tục nhận con nuôi là cháu ruột
Khi cô, dì, chú, bác,.. người trong gia đình mà muốn nhận cháu ruột của mình làm con nuôi thì cũng cần phải chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ đầy đủ và thực hiện theo thủ tục nhất định để được pháp luật cộng nhận sự kiện nhận con nuôi hợp pháp.
Cần chuẩn bị những giấy tờ để nhận con nuôi là cháu ruột như sau
Theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì bạn cần những giấy tờ sau để nhận nuôi con nuôi:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
Đối với người được nhận nuôi cần có các loại giấy tờ sau theo khoản 1 Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
(1) Giấy khai sinh;
(2) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
(3) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
(4) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
(5) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Thủ tục nhận con nuôi là cháu ruột
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Bước 3: UBND cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh.
– Nếu các bên đáp ứng đủ điều kiện thì công chức tư pháp- Hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi.
Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi và cấp cho người nhận nuôi con nuôi một bản chính.
– Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
– Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có ý kiến của người liên quan.
– Giấy chứng nhận nuôi con được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Khi nhận con nuôi cần nộp một số lệ phí nhất định. Cụ thể về mức lệ phí đăng ký nhận con nuôi được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau:
– Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
– Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
– Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
– Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
– Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
Thông tin liên hệ
Vấn đề có liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhận con nuôi là cháu ruột như thế nào?“ đã được Luật sư 247 cung cấp thông tin cho bạn đọc. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về trích lục khai tử. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Nghỉ không lương 6 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm trong trường hợp nhận con nuôi như sau:
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy, khi cháu gái của bạn đã đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 14 và không vi phạm các điều khoản quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi thì bạn hoàn toàn có thể nhận cháu gái ruột của mình làm con nuôi mà không vi phạm bất cứ quy định gì của pháp luật.
Người nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi bao gồm các trường hợp được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 Nghị định 114/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo quy định tại (i) khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định tại (ii) khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp).
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại (iii) khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Sở Tư pháp.
Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại (iv) khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã.