Thủ tục đăng ký quyền đối với giống cây trồng theo quy định?

28/12/2021
773
Views

Xin chào Luật sư, xin luật sư cho biết thủ tục đăng ký quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

28/2015/TT-BNNPTNT 

Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi về thủ tục đăng ký quyền đối với giống cây trồng theo quy định? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Khái niệm giống cây trồng?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 thì vấn đề này được quy định như sau:

– Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau.

– Giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo.

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Căn cứ theo Điều 158 Luật sở hữu trí tuệ quy định điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng như sau:

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển; thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp; và Phát triển nông thôn ban hành và mang các đặc điểm sau:

– Có tính mới

– Có tính khác biệt

– Có tính đồng nhất

– Có tính ổn định

– Có tên phù hợp.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng gồm những giấy tờ sau:

  1. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (02 bộ), nộp tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
  2. Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định
  3. Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện
  4. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
  5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  6. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Lưu ý:

  • Đơn đăng ký bảo hộ chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng tiếp nhận khi có đủ 6 tài liệu trên.
  • Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:

– Giấy uỷ quyền

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên

– Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn

– Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

– Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.

Trình tự đăng ký quyền đối với giống cây trồng

Trình tự nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng trải qua 5 bước sau:

Bước 1: Nộp đơn

Tổ chức, cá nhân nộp Đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng cho Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trot.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hình thức Đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn như sau:

– Thông báo từ chối chấp nhận đơn đối với các trường hợp giống cây trồng nêu trong đơn không thuộc loài cây trồng có tên trong Danh mục loài cây trồng được bảo hộ và đơn do người không có quyền đăng ký nộp, kể cả trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân, nhưng một hoặc nhiều người trong số đó không đồng ý thực hiện việc đăng ký.

– Thông báo cho người đăng k‎ý khắc phục những thiếu sót trong trường hợp đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng k‎ý phải khắc phục các thiếu sót đó;

– Thông báo từ chối chấp nhận đơn, nếu người đăng k‎ý không khắc phục thiếu sót hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối thông báo đúng hạn.

– Thông báo chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng k‎ý gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện thủ tục thẩm định nội dung đơn nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng k‎ý khắc phục thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót đó.

Bước 3: Công bố đơn

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng);

Bước 5: Cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới làm thủ tục cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.

Thời hạn giải quyết đối thủ tục đăng ký giống cây trồng

– Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;

– Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;

– Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;

– Công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký quyết định cấp Bằng bảo hộ;

– Cấp bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ: Sau 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành (nếu không nhận được ý kiến khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ).

Danh mục các loại cây trồng được bảo hộ

Căn cứ vào thông tư 28/2015/TT-BNNPTNT các loại cây trồng được bảo hộ như sau:

TTên Việt Nam
Vietnamese name
Tên khoa học
Botanical name
1BầuLagenaria sinceraria (Molina) Stanley.
2Bí Ngô (Bí đỏ)Cucurbita maxima Duch; Cucurbita pepo L; Cucurbita moschata L.
3Persea americana Mill.
4BôngGossypium hirsutum L. và Gossypium barbadense L.
5BưởiCitrus grandis L.
6Cà tímSolanum melongena L.
7Cà chuaLycopersicon esculentum Mill
8Cà phê và các giống lai giữa các loài cà phê khác nhauCoffea arabica L. Coffea canephora Pierre ex.A.Froehner
9Cà rốtDaucus carota L.
10Cải bắpBrassica oleracea L.
11Cải củRaphanus sativus L.
12Cải thảoBrassica pekinensis Lour. Rupr.
13CamCitrus L. Rutaceae
14Cẩm chướngDianthus L.
15Cần tâyApium graveolens L.
16Cao suHevea Aubl.
17Cây rong rổCalathea.
18ChèCammellia sinensis
19Chè dâyAmpelopsis cantoniensis (Hook.et.Am) Planch.
20Chi diếp (lưỡi mác)Lactus sp.
21Chùm ngâyMoringa oleifera L.
22ChuốiMusa acuminata Colla; Musa xparadisiaca L.
23CỏPennisetum americanun [LLeeke; Pennisetum purpuretum Schumach;
24Cúc Vạn thọTagetes L.
25Hồng mônAnthurium Schott.
26ĐàoPrunus persica (L) Batsch)
27Đậu BắpAbelmoschus esculentus (L.) Moench.
28Đậu cô vePhaseolus vulgaris L.
29Đậu đũaVigna unguiculata (LWalp.supsp.secquibedalis (L) Verdc.L.
30Đậu Hà LanPisum sativum L.
31Đậu xanhVigna radiata (L.) R Wilczek
32Dâu tằmVicia faba L. var. major Harz
33Dâu tâyFragaria L.
34Đậu tươngGlycine max (l.) Merrill
35DẻCastanea sativa Mill.
36Địa lanCymbidium Sw
37Đu đủCarica papaya L
38DứaAnanas comosus (L.) Merr.
39Dưa chuộtCucumis sativus L.
40Dưa hấuCitrullus lanatus (Thunb)Matsum et Nakai
41GừngZingiber officinale Rosc.
42Hành, HẹAllium Cepa; Allium Oschaninii O.Fedtsch
43Hoa cúcChrysanthemum spec.
44Hoa Đồng tiềnGerbera Cass
45Hoa giấyBougainvillea.
46Hoa hồngRosa L.
47Hoa Lay ơnGladiolus L.
48Hoa LilyLilium L.
49Hoa trạng nguyênEuphorbia pulcherrima Willd.ex Klotzsch
50HồngDiospyros kaki L.
51Hướng dươngHelianthus annuus L.
52Khoai langIpomoea batatas .L
53Khoai mônColocasia esculenta (L.) Schott
54Khoai tâySolanum tuberosum (L)
55LạcArachis hypogea L.
56Lan (Hòa thảo)Dendrobium Sw.
57Lan hồ điệpPhalaenopsis Blume.
58Lan MokaraMokara.
59Pyrus communis L.
60LúaOryza Sativa L.
61MậnPrunus salicina Lindl.
62MíaSaccharum L.
63Prunus arminiaca L.
64Móng bòBauhinia sp.
65Mướp đắngMomordica Charantia L.
66NgôZea mays L.
67NhãnDimocartpus Longan L.
68NhoVitis L.
69ỔiPsidium guava L.
70ỚtCapsicum anmum L.
71Rau DềnAmaranthus L.
72Rau muốngIpomoea aquatica
73SắnManihot esculenta Crantz
74SenLotus corniculatus L.; Lotus pendunculatus Cav.; Lotus uliginosus Schkuhr.;
Lotus tenuis Walds.et.kit.ex Wlld; Lotus subbiflorus. Lag.
75Sống đời (cây bỏng)Kalanchoe blossfeldiana Poelln.
76Su hàoBrrassica oleracea L.
77SungFicus L. (Ficus costata Ait; Ficus benjamitina L.; Ficus carica L.
78Sup lơBrrassica oleracea L. Convar botrytis (L.) Alef. Var.botrytis L.
79TáoMalus domestica Borkh
80Thanh LongHylocereus (Haw.) Britton & Rose;Hyceloreus Costaricensis (F.A.C Weber); Hylocereus Polyrhizus (F.A.C Weber)
81Hải đườngBegonia×hiemalis Fotsch
82Thược dượcDahlia Cav.
83Thuốc láNicotiana tabacum L.
84Trinh nữ hoàng cungCrinum latifolium L.
85Tuy lipTulipa L.
86VảiLitche chinensis L.
87Xà láchLactuca sativa L.
88Xích đồng nam (Mỏ đỏ, xích đồng)Clerodendrum kaempferi (jacq) Siebold, exhassk
89XoàiMangifera indica L.
90Xương rồngNhóm Chumbera, Nopal tunero, Tuna và Nhóm Xoconostles
91Lily Peru (Lily Thảo Mộc)Alstroemeria
92Cao lươngSorghum Bicolor L.
93VừngSesamum Indicum L.
94Nghệ đenCurcuma zedoaria
95Nghệ vàngCurcuma Longa L.
96Nghệ trắngCurcuma aromatica
97Mac caMacadamia integrifolia Maiden et Betche,Macadamia tetraphylla L.A.S. Johnson)
98Sacha InchiPlukenetia Volubilis L.
99Dẻ Nhật BảnCastanea crenata Mill.
100Dẻ châu MỹCastanea dentata Mill.
101Tung dầuAleurites fordii (Hemsl.).
102Các loài thuộc chi SồiQuercus L.
103Hồ tiêuPiper nigrum L.
104ĐiềuAnacardium occidentale L.
105Ca caoTheobroma cacao L.
106DừaCocos nucifera L.
107Cỏ Linh lăngMedicago sativa L.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Thủ tục đăng ký quyền đối với giống cây trồng theo quy định? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền đăng ký đối với giống cây trồng?

Người đăng ký (Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký) bảo hộ giống cây trồng bao gồm:
– Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
– Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng khi đáp ứng điều kiện nào?

Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
– Hoạt động trong một tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.