Thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế

28/12/2021
Thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế
752
Views

Thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế là bao lâu? Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì có bị xử phạt nữa hay không? L

Thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế là bao lâu? Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì có bị xử phạt nữa hay không? Làm gì để không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế? Chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn liên quan đến nội dung về xử phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

Căn cứ pháp lí

Luật quản lí thuế 2019

Khái niệm và đặc điểm của thuế

Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm nào thống nhất về thuế. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.

Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”. Ngoài ra còn có khái niệm khác “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.

Về cơ bản có thể hiểu,Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Vậy ta có thể rút ra một số đặc điểm của thuế sau:

Đặc điểm thú nhất: Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào Ngân sách nhà nước

  • Bắt buộc đối với người nộp thuế, thể hiện ở chỗ dù họ có muốn hay không, khi họ đáp ứng được những điều kiện luật định thì bắt buộc phải nộp thuế về cho Ngân sách nhà nước.
  • Bắt buộc đối với người thu thuế, thể hiện ở chỗ khi thay mặt cho nhà nước tiến hành thu thuế, các cơ quan quản lý thuế phải thực hiện thu đúng chủ thể, bất kì chủ thể nào đáp ứng các điều kiện luật định phải nộp thuế thì phải tiến hành thu thuế, không được phép lựa chọn hành vi có thu thuế hay không thu thuế và đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.

Đặc điểm thứ hai: Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp

  • Không mang tính đối giá, thể hiện ở chỗ bất kỳ chủ thể nào họ đủ điều kiện nộp thuế theo quy định, bất kể họ đã được nhận một khoản lợi ích công cộng nào hay chưa thì đều phải nộp thuế.
  • Không hoàn trả trực tiếp, các chủ thể nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, Nhà nước lấy ngân sách để chi cho việc xây dựng trường học, đường xá… và xã hội được hưởng trong đó, có các chủ thể nộp thuế.

Đặc điểm thứ ba: Thuế mang tính quyền lực

Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, nếu nhà nước không có thuế sẽ không có tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. 90% nguồn thu Ngân sách được tạo lập từ thuế, chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì mới đảm bảo thực hiện thu được thuế một cách có hiệu quả nhất, tạo lập nguồn thu tài chính cho quốc gia.

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính phạm thuế thế nào?

  • Mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật.
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
  • Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế do pháp luật quy định.
  • Một hành vi vi phạm hành chính về thuế chỉ bị xử phạt một lần

Thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế

  • Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
  • Đối với trường hợp làm thủ tục về thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt.
  • Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
  • Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nhưng hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan đã ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Thời hạn truy thu thuế

Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế?” Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Mời bạn đọc xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền thu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Tổng cục hải quan, cơ quan thuế chịu trách nhiệm tổ chức thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Doanh nghiệp khu chế xuất, có thể là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu không?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Thuế xuất, nhập khẩu quy định đối tượng không chịu thuế “hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chi sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác

Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm nào?

Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.