Thủ tục công nhận người có công với cách mạng thế nào?

20/12/2023
Thủ tục công nhận người có công với cách mạn
196
Views

Để có thể sống được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay, chúng ta phải biết ơn và biết ơn các thế hệ đi trước đã không tiếc công sức, sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc, dùng máu thịt của mình để duy trì hòa bình của đất nước. Lòng biết ơn là truyền thống quý báu, vẻ đẹp đạo đức của dân tộc ta, hàng năm, đất nước và các đoàn thể luôn có lễ tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh vì sự nghiệp chiến tranh. Vậy Thủ tục công nhận người có công với cách mạng như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quy định về người có công với cách mạng

Hiện nay pháp luật không có định nghĩ như thế nào là người có công với cách mạng mà pháp luật liệt kê các đối tượng được coi là người có công với cách mạng. Theo đó có thể hiểu người có công với cách mạng là người trực tiếp tham gia cách mạng hoặc thân nhân của người tham gia cách mạng.

Căn cứ vào Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định về những người có công với cách mạng bao gồm những người sau đây:

“Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Người có công với cách mạng bao gồm:

  • Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
  • Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
  • Liệt sĩ;
  • Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
  • Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
  • Bệnh binh;
  • Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
  • Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
  • Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
  • Người có công giúp đỡ cách mạng.

Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”

Người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi nào?

Một trong những vấn đề được khá nhiều người dân quan tâm đó là về chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. Theo đó, về vấn đề những chế độ ưu đãi thì pháp luật quy định cụ thể như sau:

Căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 (Các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 75/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/09/2021) quy định về các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng cụ thể như sau:

“Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng

Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

a) Bảo hiểm y tế;

b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.”

Tùy vào từng đối tượng, người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở, bảo hiểm,.. và thân nhân người có công với cách mạng có thể được hưởng các chế độ ưu đã nêu trên.

Thủ tục công nhận người có công với cách mạn

Thủ tục công nhận người có công với cách mạng

Để nhận được những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người có công với cách mạng thì cần thực hiện một số thủ tục để được công nhận là người có công với cách mạng. Quy định cụ thể về hồ sơ thủ tục công nhận người có công với cách mạng như sau:

Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trước ngày 01/01/1945

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trước ngày 01/01/1945 cụ thể như sau:

Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi

  • Cá nhân viết bản khai theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại Điều 5 Nghị định này.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xác nhận bản khai và gửi đầy đủ giấy tờ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này.
  • Cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm xem xét, ban hành quyết định công nhận theo Mẫu số 49 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động -Thương binh và Xã hội nơi người hưởng trợ cấp thường trú để giải quyết chế độ ưu đãi.
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 50 Phụ lục I Nghị định này; đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thuộc quân đội, công an.”

Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người có công với cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Đối với quy định về hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thì tại Điều 12 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi

  • Cá nhân viết bản khai theo Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại Điều 10 Nghị định này.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xác nhận bản khai và gửi đầy đủ giấy tờ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Nghị định này.
  • Cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm xem xét, ban hành quyết định công nhận theo Mẫu số 49 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người hưởng trợ cấp thường trú để giải quyết chế độ ưu đãi.
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 50 Phụ lục I Nghị định này; đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thuộc quân đội, công an.”

Cơ quan có thẩm quyền: Sở Lao động thương binh và xã hội

Về chi phí thì thủ tục này không mất lệ phí cho cơ quan nhà nước

Thông tin liên hệ

Vấn đề Thủ tục công nhận người có công với cách mạng đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về công chứng di chúc tại nhà. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ người có công với cách mạng được quản lý như thế nào?

Việc quản lý hồ sơ người có công được quy định chi tiết về nhiệm vụ và thẩm quyền tại Điều 128 Nghị định 131/2021/NĐ-CP:
(1) Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Quản lý hồ sơ người có công đang tại ngũ, công tác.
b) Chỉ đạo việc cấp trích lục đối với trường hợp hồ sơ thương binh được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không đầy đủ theo quy định (do thất lạc).
(2) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Quản lý Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.
b) Chỉ đạo việc cấp trích lục đối với trường hợp hồ sơ liệt sĩ được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không đầy đủ theo quy định (do thất lạc).
(3) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau:
a) Tiếp nhận, đăng ký quản lý hồ sơ người có công tại địa phương nơi thường trú.
b) Lập và cấp trích lục hồ sơ người có công theo quy định tại các Mẫu số 95, 96, 97, 98, 99.
c) Cập nhật thông tin về người có công và thân nhân đang quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về người có công.
(4) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo định kỳ hằng năm về số lượng người có công đang quản lý từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm theo Mẫu số 100 Phụ lục I Nghị định này gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
(5) Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về người có công phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định của Luật Lưu trữ.
(6) Hồ sơ người có công được bảo quản có thời hạn vĩnh viễn tại cơ quan có thẩm quyền quản lý tại Điều này.

Thân nhân liệt sĩ có được giải quyết chế độ ưu đãi người có công nuôi liệt sĩ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
Người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên.
Theo đó, việc nuôi dưỡng liệt sĩ ở đây được hiểu là liệt sĩ khi còn nhỏ đã không còn (không có) người nuôi dưỡng theo quy định pháp lệnh (không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng bản thân cha mẹ không có khả năng lao động và cũng không có khả năng về kinh tế để nuôi con hoặc vì lý do khác mà không thể sống cùng cha mẹ hoặc được cha mẹ cho đi làm con nuôi người khác…) và được người khác nuôi dưỡng, chăm sóc.
Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ phải là người có khả năng tự lập về kinh tế để bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình (nếu có), bảo đảm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành bằng tài sản, sức lực và tình cảm, coi liệt sĩ như con đẻ của mình, được gia đình, họ tộc liệt sĩ và UBND cấp xã xác nhận.
Đối với các anh, chị, em trong cùng một gia đình thì đều phải có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
Tuy nhiên cần lưu ý, chăm sóc khác với nuôi dưỡng. Anh chị cũng có trách nhiệm góp phần chăm sóc, đùm bọc em cùng khôn lớn trưởng thành nhưng không được coi là người nuôi dưỡng nếu bản thân anh (chị) khi đó vẫn là người sống phụ thuộc hoặc chưa độc lập được về kinh tế để tự nuôi sống bản thân và bảo đảm trách nhiệm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.