Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở 

02/02/2022
Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở
779
Views

Tôi có mua một mảnh đất với diện tích là 125m vuông trong đó có 30m vuông là đất nhà ở ,còn lại là đất trồng cây lâu năm .nhà tôi ở cách trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội 10km (vẫn thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Và nhà tôi cách mặt đường liên tỉnh 500m .Nay tôi muốn hỏi giá chuyển đổi sang đất ở là bao nhiêu tiền 1m vuông và phải chuyển tối thiểu bao nhiêu m vuông ạ. Qua bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ tư vấn về thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở, mời bạn tham khảo

Căn cứ pháp lý

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…

– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở 

Luật Đất đai quy định như thế nào về thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở 

Điều 57 ​Luật đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

Như vậy, trường hợp của bạn là chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, vậy cần có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định như thế nào về thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở 

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất; để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở 

Nếu diện tích đất trồng cây lâu năm thuộc diện được phép chuyển thì hộ gia đình; cá nhân phải làm đơn và thực hiện theo các bước sau đây.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

1 – Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

2 – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài ra, nộp kèm hồ sơ gồm: Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cơ quan nhận hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Lưu ý: Nếu hồ sơ thiếu: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc; phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

– Trong giai đoạn này, người sử dụng đất phải chú ý thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Nhận thông báo số tiền phải nộp, nộp tại cơ quan thuế và giữ hóa đơn để xuất trình theo yêu cầu.

Bước 4. Trả kết quả

Thời hạn giải quyết thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở 

+ Không quá 15 ngày (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu; vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Lưu ý: Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển đất trồng cây lâu năm

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định; Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở; thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tiền sử dụng đất xác định như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp=Tiền sử dụng theo giá đất ởTiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp

Như vậy, để tính được số tiền sử dụng đất phải nộp thì người sử dụng đất phải nắm rõ:

– Vị trí thửa đất được phép chuyển;

– Bảng giá đất của từng địa phương.

Tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển đất trồng cây lâu năm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

1. Nếu trong quá trình đo đạc đất có đất hàng xóm giáp ranh nhưng không gặp được người hàng xóm đó để thực hiện những quy định thì việc đo đạc có được diễn ra bình thường không? 

Nếu trong suốt quá trình đo đạc địa chính mà gia đình có đất giáp ranh với gia đình bạn vẫn vắng mặt thì sau thời gian 15 ngày kể từ ngày thông báo trên loa, đài của ủy ban nhân dân xã mà người có đất liền kề không có mặt hoặc không có khiếu nại hay tranh chấp gì đối với phần đất này thì gia đình bạn vẫn được xem xét để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất ở của gia đình.

2. Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không?

Người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận, trường hợp muốn xây dựng nhà ở phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng nhà ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.