Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc làm mất, làm hỏng giấy phép kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Và tương tự doanh nghiệp viễn thông cũng như vậy. Nếu giấy phép viễn thông bị hỏng, rách… thì doanh nghiệp có thể xin cấp lại giấy phép mới. Vậy Thủ tục cấp lại giấy phép viễn thông như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.
Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tháng trước khi dọn lại giấy tờ làm việc tôi có sơ ý làm rách giấy phép viễn thông của công ty. Cho tôi hỏi rằng tôi có thể xin cấp lại giấy phép mới hay không? Thủ tục thực hiện như thế nào? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.
Luật sư 247 xin tư vấn như sau:
Giấy phép viễn thông là gì?
Để doanh nghiệp được phép hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, doanh nghiệp cần phải có giấy phép viễn thông. Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
- Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển; có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
- Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông
Giấy phép viễn thông được cấp theo các nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia.
- Ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh trên thực tế; có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được xét cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi; theo đúng quy hoạch được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
- Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép viễn thông; về việc triển khai thực hiện các quy định tại giấy phép và cam kết với cơ quan cấp phép.
- Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông; và lệ phí cấp giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Như vậy, để được cấp giấy phép viễn thông, thì trước hết hoạt động kinh doanh viễn thông của doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia. Bên cạnh đó, cần ưu tiên cấp giấy phép cho các dự án có khả năng triển khai nhanh trên thực tế; các dự án cung cấp dịch vụ đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn. Khi làm thủ tục cấp giấy phép phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp phép viễn thông.
Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 1: Nộp thông báo
Tổ chức đã được cấp phép phải gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Mời bạn đọc tham khảo:
- Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông
Bước 2: Xử lý hồ sơ và nhận kết quả
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xét cấp lại; hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp lại giấy phép trong thời hạn 5 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy phép.
Bước 3: Nộp lệ phí
Tổ chức được cấp lại giấy phép viễn thông có trách nhiệm nộp lệ phí cấp lại giấy phép.
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép viễn thông được cấp lại trong các trường hợp
• Giấy phép viễn thông bị mất,
• Giấy phép viễn thông bị rách,
• Giấy phép viễn thông bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
Lệ phí: 500000 Đồng theo quy định tại theo Thông tư số 03/2018/TT-BTC ngày 12/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp phép kinh doanh dịch vụ Viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
Các cách để nộp thông báo xin cấp lại giấy phép viễn thông là:
• Nộp trực tiếp;
• Nộp trực tuyến;
• Nộp qua bưu chính;
Địa chỉ nhận: Cục Viễn thông – Tòa nhà VNTA, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội;
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục cấp lại giấy phép viễn thông. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102