Hiện tượng thu phí bảo kê các cơ sở kinh doanh đã diễn ra trong xã hội rất từ lâu, nhìn lại lịch sử từ thời phong kiến đã xuất hiện những hiện tượng như vậy. Xã hội hiện đại ngày nay, nhà nước đã có những cơ chế, quy định pháp luật để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của người dân; tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự tồn tại của hiện tượng bảo kê với nhiều vụ án nổi cộm đã bị xử lý hình sự như: vụ án Hưng “Kính” bảo kê chợ Long Biên, vụ án Đường “Nhuệ” ăn chặn tiền hỏa táng, vụ đòi phí bảo kê thu mua chíp chíp tại cảng cá Thọ Quang (Q.Sơn Trà),…cùng rất nhiều vụ việc các nhóm, tổ chức tội phạm lớn, nhỏ đòi phí bảo kê trong mọi ngành nghề kinh doanh từ máy gặt lúa, tàu thuyền chở cát, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, karaoke,…ở mọi địa phương trên cả nước. Những hành vi thu phí bảo kê này đã vi phạm quy định pháp luật như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý:
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Bảo kê đòi thu phí là gì?
Bảo kê đòi thu phí có thể hiểu là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc lợi dụng vị thế, quyền lực để bắt ép các chủ thể khác (thường là các chủ thể có hoạt động kinh doanh) phải trả một khoản phí bảo kê để có thể hoạt động yên ổn; nếu không sẽ bị cản trở, quậy phá, không hoạt động được.
Những hành vi bảo kê thu phí này thường được thực hiện bởi một nhóm “giang hồ” có tổ chức, đó có thể là một nhóm “giang hồ”, “xã hội đen” nhỏ, quy mô chỉ một vài đến vài chục người; cũng có thể quy mô tổ chức lớn, được phân cấp có hệ thống từ trên xuống dưới, trong một, một vài ngành nghề cụ thể với địa bàn bảo kê tại một địa phương nhỏ hoặc có thể là có “chân rết” tại nhiều địa phương. Tính có tổ chức càng phản ánh rõ mức độ nguy hiểm của loại hành vi phạm tội này. Bởi việc phạm tội không phải chỉ được thực hiện nhất thời, mà có sự bàn bạc, tính toán kỹ lưỡng với vai trò, liên kết của nhiều thành viên nhằm thực hiện hành vi nhiều lần với nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh trong một phạm vi địa bàn nhất định. Việc thực hiện hành vi phạm tội có thể đã trở một loại “nghề nghiệp” để kiếm sống bất hợp pháp của các đối tượng này.
Hành vi thu phí bảo kê có thể có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản
Trong thực tiễn xét xử, các hành vi thu phí bảo kê thường bị xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại điều 170 BLHS
Cấu thành tội phạm của tội cưỡng đoạt tài sản
*Chủ thể: chủ thể của tội phạm này là chủ thể bình thường. Người có đủ năng lực trách nhiệm hình đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm
*Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản có thể là:
+ Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản: hành vi này có thể khiến cho người bị hại lo sợ tính mạng, sức khỏe sẽ bị xâm phạm từ đó bị cưỡng ép giao nộp tài sản, trái mong muốn của bản thân. Khác với hành vi đe dọa dùng vũ lực “ngay tức khắc” trong tội cướp tài sản, hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản có khoảng cách về thời gian giữa việc đe dọa và việc định dùng vũ lực. Người bị đe dọa vẫn còn có thời gian, điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn xử sự của mình.
+ Hành vi dùng thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người khác: hành vi này cũng tạo ra sự cưỡng ép nạn nhân phải giao nộp tài sản nếu không muốn hậu quả xấu xảy ra với bản thân, chỉ khác là thay vì dùng vũ lực, người phạm tội dùng những thủ đoạn khác như: dọa tung những thông tin đời tư, dọa hủy hoại tài sản,…
*Mặt chủ quan:
– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý
– Mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu hành vi khách quan ở trên mà không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.
*Khách thể: hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu hợp pháp được nhà nước bảo vệ.
Hình phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản
Hình phạt cho tội cưỡng đoạt tài ản bao gồm 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung:
– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm với các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
+ Có tổ chức.
+ Có tính chất chuyên nghiệp.
+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ.
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Khung hình phạt tăng năng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm với các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Khung hình phạt tăng năng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm với các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Khung hình phạt bổ sung được quy định là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Hành vi thu phí bảo kê có thể bị xử lý về tội cướp tài sản
Trong các vụ việc bảo kê, nếu các đối tượng phạm tội không chỉ dừng lại ở việc đe dọa sẽ dùng vũ lực/thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần nạn nhân mà đã có một trong các hành vi:
- dùng vũ lực
- đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
- hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử lý về tội cướp tài sản theo quy định tại điều 168 BLHS. Hình phạt cho tội cướp tài sản bao gồm 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung, 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội. Khung hình phạt cơ bản có mức hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài ra, trong trường hợp những đối tượng bảo kê có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người bị hại và với hậu quả nguy hiểm theo điều 134 BLHS thì những đối tượng bảo kê này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này là tù chung thân.
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thu phí bảo kê có vi phạm pháp luật không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Bạn có thể tố cáo họ với cơ quan công an về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe người khác, tội cướp tài sản hoặc tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định BLHS nhé.
Hành v phạm tội trong tội cướp tài sản có tính chất làm cho người bị hại bị tê liệt ý chí, không thể chống cự được mà phải giao nộp tài sản; trong khi đó hành vi phạm tội ở tội cưỡng đoạt tài sản có tính chất cưỡng ép, khống chế ý chí, vẫn có một khoảng thời gian nhất định để người bị hại có thể suy nghĩ, lựa chọn xử sự.