Thu phí bãi sông Hồng bị xử lý như thế nào theo quy định?

08/12/2021
Thu phí bãi sông Hồng bị xử lý như thế nào theo quy định?
701
Views

Đầu đông – những bông hoa tại vườn hoa thuộc bãi đá sông Hồng đến kỳ nở rộ. Đến hẹn lại lên; đây chính là dịp để nhiều người đến chụp ảnh; sống ảo; đi picnic như một cách thư giãn sau cuộc sống bộn bề. Gần đây, một quán cafe đã được mở tại bãi đá sông Hồng; với không gian thoáng mát; yên bình; quán cafe này hiện đang trở thành địa điểm check – in nhận được sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, gần đây; nhiều người đến bãi sông Hồng phản ánh rằng bị thu phí khi đến chơi tại bãi đá sông Hồng. Vậy việc thu phí bãi sông Hồng bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015; quyền sử dụng đất quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 là một loại tài sản. Và theo quy định tại Điều 106; đất đai được coi là bất động sản.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; có 8 hình thức chuyển quyền sử dụng đất gồm có: chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại; thừa kế, tặng cho; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, có 2 hình thức của Nhà nước: giao đất và cho thuê đất. Trong đó, giao đất chia thành giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Cho thuê đất chia thành cho thuê đất thu tiền sử dụng một lần cho toàn bộ thời gian thuê; cho thuê đất thu tiền định kỳ.

Quyền của người sở hữu quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 166 Luật Đất đai năm 2013; người sử dụng đất có các quyền chung như:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Bên cạnh những quyền chung như vậy; người sử dụng đất còn có những quyền cụ thể như:

  • Quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai như: chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại; thừa kế, tặng cho; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng.
  • Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

Quyền sử dụng đất với bãi đá sông Hồng

Bãi đá sông Hồng được biết là một khoảng đất nằm cạnh sông Hồng; không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai và được người dân xung quanh sử dụng để trồng hoa. Cho đến thời điểm hiện tại, bãi đá sông Hồng thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Do được người dân xung quanh tận dụng để trồng hoa nên bãi đá sông Hồng mặc dù không thuộc quyền sở hữu của một ai nhưng hoa lợi trên bãi đá sông Hồng thuộc quyền sở hữu của người dân.

Chính vì vậy, việc thu phí trên bãi đá sông Hồng sẽ hợp lý nếu như những du khách đến chụp hình với hoa. Bởi không ít trường hợp những vườn hoa được trồng phục vụ mục đích công cộng đã bị du khách tàn phá một cách nặng nề; gây thiệt hại cho Nhà nước và mất mĩ quan đô thị. Việc những người trồng hoa thu phí để du khách đến chụp hình với hoa do người dân trồng là hoàn toàn hợp lý.

Còn việc những nhóm đến thu tiền của những người đến bãi đá sông Hồng không kể mục đích là gì sẽ được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy nên, để xem xét hành vi thu tiền có đúng hay không cần đặt vào hoàn cảnh như trên. Và việc xử lý hành chính cũng như hình sự tùy thuộc vào việc người thu phí có đang vi phạm pháp luật không.

Xử lý hành chính đối với hành vi thu phí bãi sông Hồng

Theo đó, xác định hành vi thu phí bãi sông Hồng có thể là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Bởi hành vi này xảy ra ngay trước mặt của những người đến chơi tại bãi sông Hồng. Nhưng những người này lại không thể ngăn cản hay làm gì khác.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Xử lý hình sự đối với hành vi thu phí bãi sông Hồng

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; tội công nhiên chiếm đoạt tài sản phải đối mặt với mức hình phạt sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175 và 290 Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hành hung để tẩu thoát; tái phạm nguy hiểm; chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Thu phí bãi sông Hồng bị xử lý như thế nào theo quy định?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu người đến chơi tại bãi sông Hồng gây thiệt hại về những loại hoa do người dân trồng có phải bồi thường thiệt hại không?

Về nguyên tắc, những người đến chơi tại bãi sông Hồng nếu gây thiệt hại cho người dân thì phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, do người dân đang sử dụng đất khi không có quyền sử dụng đất hay quyền hưởng dụng đất; nên khá khó khăn để xác định người đến chơi có phải bồi thường thiệt hại không?

Người dân có được thu phí người đến chơi tại bãi sông Hồng không?

Người dân có thể thu phí người đến chơi tại bãi sông Hồng nếu người đó tự trồng hoa tại đó; vây kín luống hoa mình trồng lại. Nếu người đến chơi có ý muốn vào chụp ảnh; việc người dân thu phí là hoàn toàn hợp lý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận