Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BCA được ban hành và có hiệu lực ngày 16/03/2013 trong lĩnh vực hộ tịch tư pháp. Vậy nội dung chủ yếu của thông tư liện tịch gồm những gì? Quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu và làm rõ qua bài viết dưới đây.
Thuộc tính pháp lý
Số ký hiệu: | 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA | Ngày ban hành: | 31/01/2013 |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Ngày có hiệu lực: | 16/03/2013 |
Số công báo: | Công báo số 135+136, năm 2013 | Ngày đăng công báo: | 06/03/2013 |
Ngành | Công an Ngoại giaoTư pháp | Lĩnh vực: | Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực |
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp | Người ký: | Đinh Trung Tụng; Nguyễn Thanh Sơn; Nguyễn Thanh Sơn |
Hiệu lực: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống nội dung Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BCA
Nội dung chính Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BCA
Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BCA quy định về việc sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thứ nhất đối với việc cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam:
- Khi có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú; Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.
- Hồ sơ gồm các giấy tờ sau: Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu); Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu; giấy tờ có giá trị thay thế; Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt Nam; Tờ khai lý lịch .
- Giải quyết của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp ( sẽ xem các giấy tờ và yêu cầu có đủ điều kiện xác nhận có quốc tịch Việt Nam không )
Thứ hai cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
- Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam; người yêu cầu có thể nộp hồ sơ trực tiếp; gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài-Bộ Ngoại giao; Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.
- Hồ sơ đề nghị xác nhận gồm: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam ( theo mẫu); Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống; Giấy tờ khác có liên quan làm căn cứ.
- Giải quyết của cơ quan đại diện Việ Nam ở nước ngoài, sở tư pháp: đủ căn cứ trong thời hạn 05 ngày cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; Không đủ cơ sở để xác nhận thì thông báo bằng văn bản cho người có yêu cầu biết.
Mời bạn đọc xem thêm
- Mẫu tờ khai đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam mới nhất
- Mẫu đơn xin xác nhận không có quốc tịch Việt Nam
- Người Việt Nam được mang bao nhiêu quốc tịch?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung của Thông tư liên tịch 05/2013/TTLT-BTP-BCA . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Sau khi có yêu cầu xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú ; Sở Tư pháp nơi người đó cư trú. Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ thì Trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với trường hợp không có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam.
Mục đích chính của việc xin Giấy xác nhận có gốc Việt Nam là để phục vụ cho việc đầu tư của Việt kiều về Việt Nam dưới hình thức lập doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, một số Việt kiều trước đây đã đầu tư về Việt Nam nhưng dưới hình thức nhờ người thân; bạn bè đứng tên để thành lập doanh nghiệp; góp vốn vào các doanh nghiệp khác ở trong nước, nay nếu có nhu cầu lấy lại tài sản thì có thể sử dụng giấy xác nhận này để được đứng tên.
Căn cứ theo Luật hộ tịch năm 2014 và pháp luật liên quan quy định những điều kiện sau:
– Người yêu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú.
– Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành thủ tục xác minh quốc tịch Việt Nam
-Trường hợp nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh.